Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Tác giả cổ ở Chí Linh 13


                              Trần Cung
                              (1898-1995)
            Ông Trần Cung sinh ngày 14 tháng 2 năm 1898, quê ở làng Hội Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Ông tham gia Cách mạng đồng chí hội từ những năm 1929. Trong hồi ký của ông có đoạn ghi:
               “Tôi ở vùng rừng núi Chí Linh từ năm 1929, có vợ con ở đấy. Tôi giao du nhiều nơi, có nhiều bạn bè, lại bị Pháp bắt nhiều lần nên nhiều người biết. Còn có một lý do nữa là tôi làm nghề dạy học, thích thơ phú và làm câu đối. Từ sau bài “Giã lao điền phu”, làm ứng khẩu với chánh hội thì tôi lại được nhiều người biết hơn”.
               Tháng 3 năm 1930, ông tổ chức ở Chí Linh chi bộ Đọ Xá (chỉ sau hội nghị thành lập Đảng ở Hương Cảng có một tháng). Năm 1931 ông bị Pháp bắt giam ở nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội) và sau đó lại đầy đi nhà tù Côn Đảo. Năm 1936, ông được trả tự do và trở về hoạt động công khai ở Thái Bình. Năm 1939, ông lại bị thực dân Pháp bắt trở lại, đến năm 1944 mới được ra tù và trở về hoạt động ở vùng Chí Linh - Đông Triều, tham gia thành lập Đệ Tứ chiến khu và tổ chức cướp chính quyền ở các tỉnh vùng duyên hải.
               Trước khi về hưu ông là Viện trưởng Viện phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao. Ông mất ngày 9 tháng 10 năm 1995 tại Hà Nội, hưởng thọ 97 tuổi.
               Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, ông Trần Cung sáng tác khá nhiều thơ ca. Chúng tôi xin giới thiệu sau đây mấy bài thơ của ông:

                                    Tết nhà pha  1
                        Năm mới sang rồi, năm cũ qua,
                        Đời tù mới, cũ khéo phôi pha.
                        Nghinh tân lễ mễ khiêng ty nét, 2
                        Bái tuế lom khom bế lập là.3
                        Mặt trái đời kia toàn mặt quỷ,
                        Trò chơi xuân đó thiếu trò ma.
                        Mùi đời nếm trải ai sành sỏi?
                        Có biết mùi này… mặn nhạt a?
Chú thích:
               1- Bài này được giải nhất trong cuộc thi thơ “ Tết nhà pha” lấy vần pha, năm 1933 ở Hỏa Lò.
              2-Ty nét:Thùng phân.
             3-Lập là: Thùng gỗ vuông đựng cơm cho mười người ăn.
                             Nhớ nhà
                        Tù đảo phương trời cảnh với ta,
                        Năm lần vắng mặt tết quê nhà.
                        Năm thêm tuổi nữa con chừng lớn,
                        Ngày đuổi xuân đi vợ hẳn già!
                        Mơ tết, mơ xuân, mơ tiếng pháo,
                        Nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ chồi đa.1
                        Hai chân một chuỗi xiềng lê nặng,
                        Ra cửa trông về cố quận xa.
                                                            Côn Đảo, 1935.
 
Chú thích:      1- Lộc đa = đa lộc
                             Đề lao
                        Cuộc đời chiến sĩ thật ba đào,
                        Thấm thoắt năm lần bị tống lao.
                        Nhốt chặt con người tầng cửa sắt,
                        Vây riêng cõi đất bức tường cao.
                        Mong về cũng kém mong cơm sáng,
                        Nhớ vợ còn thua nhớ thuốc lào.
                        Cá mục, cơm hôi, xiềng xích sắt,
                        “Văn minh khai hóa” gớm ghê sao ?
                                               Đề lao Thái Bình, 1939
 
                       
                             Trở lại gia hương 1
           Hôm qua mới thoát cảnh đau thương,
Ròng rã 5 năm mấy ngục đường.
Chân mới thoát xiềng, tay thoát xích,
Bước đi ngượng nghịu, óc bâng khuâng.

Hôm nay trở lại gia hương,
Vườn cau xưa đã úa tàn xác xơ.
Lũy tre già đã bơ phờ,
Bèo tây lại nở ngập bờ ao ta.

Tôi như người trong mơ,
Mừng quýnh lại buồn so,
Mừng - nhẹ mình rộng cẳng,
Buồn – tan cửa nát nhà.

           Nhà tôi người đến ở,
Về quê mà bơ vơ.

Giã từ quê cũ, con thơ,
Gửi con ở lại quê nhà lại đi.
Nín đi con khóc nữa chi,
Cờ hồng rợp đất là khi bố về.
                                                   1944
Chú thích:
               1- Theo một người cháu của ông Trần Cung cho biết thì bài thơ này tác giả viết trong hoàn cảnh vừa ra tù và trở lại gia đình riêng ở Chí Linh.
31/5/2012
Đỗ Đình Tuân 

2 nhận xét:

  1. Trần Cung (Giaó Cư)và Hải Thanh không phải là những người thành lập Đệ Tứ Chiến Khu Đông Triều.Cần tìm hiểu thêm...

    Trả lờiXóa
  2. Rồi đến Đệ tứ chiến khu vùng duyên hải đông bắc gồm các tỉnh và huyện : Hải Dương ,Quảng Yên ,Hải Phòng, Kiến An và tỉnh Hải Ninh cũ ,Chí Linh ,Đông Triều, Kinh Môn, Kim Thành, Thanh Hà, Cẩm Giàng, Vĩnh Bảo.Đệ tự chiến chu ra đời là 1 đường nối đúng đắn của đảng cách mạng.Tháng 4 năm 1945 tại Hội Xuyên (Gia Lộc-Hải Dương) Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương họp hội nghị lần thứ 2 có xứ ủy Bắc kỳ Trần Đức Thịnh tham sự . Trong hội nghị Trần Cung, [[Phân tích tình hình cách mạng ở Chí Linh, Đông Triều và đề nghị thành lập chiến khu ,đựoc hội nghị đồng ý .Sau đó Trần Đức Thịnh , Trần Cung, Hải Thanh vào Chí Linh, Đông Triều thị sát tình hình sau đó họ họp thống nhất những vấn đề cụ thể để cho việc thành lập Đệ tứ chiến khu ( Chiến khu Trần Hưng Đạo). Ở trung ương đảng phân công Lê Thanh Nghị trực tiếp phụ trách thành lập chiến khu. Chiến khu Trần Hưng Đạo gồm dải đất rộng lớn cả một vùng duyên hải ,ban lãnh đạo lấy Đông Triều và Chí Linh làm trung tâm và lấy Chùa Bắc Mã làm đại bản doanh .Hổ Lao(Tân Việt), Đạm Thủy(Thủy An), Chùa Bắc Mã (Bình Dương)là nơi dừng chân của lực lượng du kích và ban lãnh đạo chiến khu. Ngày mồng 7 tháng 6 năm 1945 ban lãnh đạo họp và quyết định đánh các đồn Chí Linh, Đông Triều, Mạo Khê, Tràng Bạch, Kinh Môn (Nguyễn Bình phụ trách đánh đồn Đông Triều , Hải Thanh Phụ Trách đánh đồn Chí Linh, Trần Cung lanh đạo đánh đồn Tràng Bạch, Sư Tuệ phụ trách đánh đồn Kinh Môn). Chiều ngày mồng 7 tháng 6 năm 1945 sân Chùa Bắc Mã nhiệu gạo, bò, lợn ở các làng gửi về khẩu đại liên của lính ở tàu Hải Phòng cũng đựoc gửi về Chùa Bắc Mã chuẩn bị cho khởi nghĩa. Chùa Bắc Mã những ngày này đựoc căn phòng cẩn mật vì nơi đây trở thành trụ sở di về của ban lãnh đạo khu căn cứ , và là trạm đón nhận cán bộ Việt Minh ,thanh niên yêu nước từ nơi khác về tham gia khởi nghĩa .
    Ngày 8 tháng 6 năm 1945 ,quân và dân ta chiến thắng cùng lúc cả 4 đồn: Đông Triều, Chí Linh, Mạo Khê, Tràng Bạch. Chiều Ngày 8 tháng 6 năm 1945 đoàn quân khởi nghĩa cùng binh sĩ quay về với Việt Minh, tập trung ở đình Hổ Lao(Tân Việt) dân làng mang gạo, bò, lợn ra khao chiến thắng. Trong không khí hào hùng của cả nước những ngày tháng tám chiến khu Trần Hưng Đạo đã góp phần khởi nghĩa dành chính quyền ở nhiều nơi như: Thủy Nguyên, Kiến An, Yên Lãng, An Lão, Thanh Hà, Nam Sách...Sau cách mạng tháng tám năm 1945 ,Chiến khu Trần Hưng Đạo đổi thành ủy ban quân sự liên tình miền duyên hải Đông Bắc .Chiến khu Trần Hưng Đạo (Đệ tứ chiến khu Đông Triều ) ra đời và làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình trước hết bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đăn của Đảng, sự giác ngộ của lực lượng giai cấp công nhân vùng mỏ đông đảo quần chúng nhân dân Đông Triều. Nhiều năm trôi qua, lịch sử chiến khu Trần Hưng Đạo vẫn mãi mãi là niềm tự hào của nhân dân vùng duyên dải Đông Bắc nói chung và nhân dân Đông Triều nói riêng.
    (Theo Wikipedia-Bách khoa toàn thư mở-bài Đệ tứ chiến khu Đông Triều)

    Trả lờiXóa