Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

Đáp bài tự vấn





(Họa thơ Tạ Anh Ngôi)
Bẩy mươi chưa hết chạy dông ư ?
Lắm muốn nhiều tham mới đếch từ
Xe cưỡi lần dò bao "trống bỏi"
Kính đeo dòm dõi mấy "tân thư" * ?
Liệu hồn cái bệnh hay ngang tắt
Vợ biết là ông hết hứ... hừ...!
Tụt dép mấy lần chưa sợ hả
Lại còn mạnh miệng “tớ khư khư” ?


*“Tân thư” nếu viết là 新書 thì có nghĩa là “sách mới”, nhưng nếu viết là 新姐 lại có nghĩa là “gái mới” tức “gái trinh” hay ít ra là “gái trẻ”

 
11/10/2013
Đỗ Đình Tuân

7 nhận xét:

  1. Đe nẹt Anh Ngôi gớm thế ư?
    Có vơi tham cũng phải từ từ
    Mắt người đâu có già xa tuổi
    Mà cản mà khuyên chớ ngó thư*?

    Nghiên bút xuống lên đèn chửa tắt
    Thì sao vợ mắng khiến rên hừ
    Cứ mơ cứ mộng anh Ngôi nhá
    Có chuyện gì mà sợ khự khư???

    * thư nghĩa là "sách", theo nghĩa thứ nhất anh Đình Tuân nêu he he...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đe nẹt chỉ là SĨ VỚI THƯ
      Sắc tài Đỗ,Dạ có đâu từ?
      Máu bò dê tiết như nhau cả
      Chẳng lẽ Dạ Tuân bỏ thật ư!

      Xóa
  2. Thư là "sách" thì người ta không dùng "ngó thư" mà phải dùng "độc thư" (đọc sách). Còn đã "ngó thư" thì thư buộc phải là gái, nếu không là gái trẻ thì ít nhất cũng như Kim Thư chẳng hạn. Theo Đỗ Đình Tuân thì không nên để cho cái ông Tạ Anh Ngôi rất a ma tơ này "ngó thư".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngó thư chỉ có nghĩa xem thư
      Cụ Đỗ không cần phải hứ hừ
      Thanh Dạ mới nên chăm sóc kỹ
      Riêng Ngôi chẳng phải giữ khư khư

      Xóa
    2. Đầu tiên em đã viết là "đọc thư" rồi, nhưng lại chiểu theo "dòm dõi tân thư..." nên mới đổi sang là "ngó thư" cho vui ấy mà.

      Xóa
  3. Cũng không có kiểu kết hợp từ "đọc thư" đâu chị ạ. Phải là độc thư hoặc đọc sách chứ. Nếu đọc thư thì người ta chỉ hiểu là đọc một bức thư thôi

    Trả lờiXóa
  4. Vâng, cảm ơn nhé, MQ hiểu sai.

    Trả lờiXóa