Chiều hôm kia 14/10/2013, đồng chí Chính ủy và đồng chí Trưởng khoa ra
chơi thăm sức khỏe anh chị. Cuộc nhậu nhẹt vui vui, lan man nhiều chuyện, rồi
tự nhiên lại bàn tới chuyện thơ. Đến chuyện này thì bác Tuân bảo: “Ông Bảo Sinh
mới có mấy câu thơ lan truyền trong dân gian như thế này: Giang hồ tặc tử con không sợ / Sợ nhất về nghe bố đọc thơ…”. Mọi
người cùng cười.
Hè vừa rồi tôi đi thành phố HCM, gặp một ông tiến sĩ văn chương, trước có
một thời kỳ dạy ở trường cấp 3 Chí Linh. Hai người leo cầu thang, đến bậc cửa
đang tụt dép chuẩn bị bước vào nhà thì ông bạn nửa đùa nửa thật: “Này ông này, phải nhớ là guốc dép và thơ để
lại ngoài đấy nhé”. Hai người lại cùng cười.
Người đọc bây giờ ngán thơ có lẽ vì thơ dở nhiều quá. hôm 6/10/ 2013,
nhân chuyến đi ăn cưới con gái một ông bạn ở Bắc Giang về bỗng tự nhiên tôi đã
nẩy ra một vế đối:
THƠ CON CÓC
CÓC PHẢI LÀ THƠ
Không hiểu là vì nó “hóc” hay mọi người muốn lảng tránh sợ động chạm đến
số đông những người đang làm thơ hiện nay mà ít người đối lắm.
Chiều hôm sau (15/10/2013), tôi nhận được một bức thư phúc đáp của đồng
chí Chính Ủy trong đó có một vế đối:
KHÁCH BỘ HÀNH
HÀNH NGAY CHÍNH KHÁCH
Và câu cuối cùng của bức thư chú ấy viết: “Nhưng em cứ băn khoăn:
BÁC MỜI RƯỢU
RƯỢU MỜI HAY TIỄN
Tôi hiểu đây là một vế “ra đối lại”, bèn lập tức đối ngay:
ANH THỬ ĐỀ ĐỀ
THỬ MÀ CHƠI.16/10/2013
Đỗ Đình Tuân
Đối mà chỉ có một vế thì quá bình thường
Trả lờiXóaBạn nói thế là thế nào? Xưa nay làm câu đối thì người ta mới làm hai vế để tạo thành đôi gọi là đôi câu đối. Còn ra đối thì người ta chỉ đưa ra một vế để mọi người đối lại chứ. Cố nhiên cả người ra và người đối đều có thể đối lại bằng nhiều vế khác nhau, để rồi mỗi vế đối lại ấy lại ghép với vế ra tạo thành một cặp câu đôi. ( Song Thu)
Trả lờiXóa