Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 86






Bài 86
Vương Thị tượng kỳ 1
王氏像其一
Vương Thị tượng kỳ 1
舌長三尺更何為
Thiệt trường tam xích cánh hà vi ?
好與權奸備唱隨
Hảo dữ quyền gian bị xướng tùy
後患正殷擒虎日
Hậu hoạn chính ân cầm hổ nhật 1
前功安問飲龍期
Tiền công an vấn ẩm Long kỳ 2
一生心跡同夫婿
Nhất sinh tâm tích đồng phu tế
千古形骸辱女兒
Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi 3
底事想來莫須有
Để sự tưởng lai "mạc tu hữu 4"
閨中私語更誰知
Khuê trung tư ngữ cánh thùy tri
Dịch nghĩa: Tượng Vương Thị (kỳ I)
Lưỡi dài ba tấc để làm chi
Khéo cùng quyền thần gian ác kết nên vợ chồng
Ngày bắt được cọp chính là ngày trừ được cái lo về sau
Hỏi làm chi cái công ước hẹn uống rượu mừng (thắng trận) ở Hoàng Long
Một đời bụng dạ giống như chồng
Nghìn năm hình hài làm nhục cho phụ nữ
Ngẫm lại cái án "không cần tội" (án ba chữ)
Trong phòng khuê thủ thỉ nói riêng, ai biết được
Dịch thơ: Tượng Vương Thị (kỳ I)

Lưỡi dài ba thước làm chi
Khéo cùng gian nịnh phu thê sánh bày
Bắt hùm trừ họa sau này
Hoàng Long ai hẹn đến đây rượu mừng
Một đời bụng dạ như chồng
Nghìn năm làm nhục má hồng nữ nhi
Chuyện xưa “Ba chữ” còn kia
Phòng riêng thủ thủ nói gì ai hay ?
                                  Đỗ Đình Tuân
                                     (dịch thơ)
Chú thích:
*Vương thị: vợ gian thần Tần Cối 秦檜 đời Tống (960-1279). Xem bài Tần Cối tượng.
1.
Ngày bắt được cọp. Tống bị Kim xâm lăng, Nhạc Phi 岳飛 chủ trương đánh, Tần Cối chủ trương hòa. Tần Cối giả lệnh vua bắt Nhạc Phi bỏ ngục, coi như bắt được hổ, nếu để sổng ra thì sẽ có mối lo về sau nên giết đi.
2.
Chỉ Hoàng Long, kinh đô nước Kim. Nhạc Phi mang quân đánh Kim, có hẹn với tướng sĩ rằng: "Thẳng đến Hoàng Long cùng các ngươi uống rượu mừng".
3.
Ở Hàng Châu hiện có mộ Nhạc Phi, phía trước có tượng vợ chồng Tần Cối quì chịu tội. Vương thị làm điều phi nghĩa, pho tượng của thị làm nhục đến phụ nữ.
4.
Tần Cối bắt giam Nhạc Phi, nhưng không kết tội được. Khi Hàn Thế Trung 韓世忠 hỏi, Tần Cối trả lời: "Mạc tu hữu" 莫須有(không cần có tội). Ðời sau gọi đó là "tam tự ngục" 三字獄 (án ba chữ).
22/7/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét