Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

RA MẮT CUỐN SÁCH MỚI

        ĐỖ Đình Tuân vừa cho xuất bản một cuốn sách mới: TÁC GIẢ VÙNG ĐẤT CHÍ LINH XƯA. Sách dày 200 trang ruột, giới thiệu 19 tác giả của vùng đất này kể từ cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước. So với bản thảo ban đầu thì có bớt đi 2 tác giả:
Tác giả thứ nhất là Kiều Bản Tịnh (1100-1176). Ông vốn là người Phù Diễn (nay thuộc Hà Nôi) về trụ trì tại chùa Lệ Kỳ, thuộc xã Kiệt Đặc huyện Chí Linh. Sau đó ông lại về tu ở chùa Càn An trong Hoàng thành Thăng Long. Ông có để lại hai bài kệ, toàn là dạng thơ thiền bàn về triết lý Phật Giáo, không thấy bóng dáng gì của vùng đất Chí Linh cả, nên đành để cụ ở ngoài cuốn sách mang tính địa phương này.
Tác giả thứ hai là Trần Cung (1898-1995). Ông vốn là người Hội Khê, xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trần Cung chỉ là tên hoạt động. Tên thực ông là Vũ Ngọc Cư. Tên thường gọi của người dân trong vùng là “Ông giáo Cư”. Trần Cung sáng tác nhiều văn thơ nhưng chủ yếu là thời kỳ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì thế nên để ông teong cuốn sách này cũng chưa hợp lý.
Vì thế mà cuốn sách chỉ còn các tác giả sau đây:
1.     Trần Quốc Tuân
2.     Pháp Loa
3.     Huyền Quang
4.     Mạc Đĩnh Chi
5.     Trần Khánh Dư
6.     Chu Văn An
7.     Đồng Ngạn Hoằng
8.     Trần Nguyên Đán
9.     Nguyễn Phi Khanh
10. Nguyễn Trãi
11. Nguyễn Phong
12. Nguyễn Minh Triết
13. Trần Quý Nha
14. Hoàng Xuân Cẩm
15. Nguyễn Tri Hoa và Trần Trọng Tích ( hai tác giả viết chùm thơ bát cổ của huyện Chí Linh xưa)
16. Phạm Huy Lan
17. Đào Công
18. Vũ Văn Tục
Đọc cuốn sách bạn đọc dễ nhận ra là các cụ ngày xưa rất có ý thức viết về mảnh đất và con người của xứ sở mình. Rất nhiều bậc tiên hiền người trong huyện đương thời đều là những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng. Chỉ tiếc là những tác phẩm của họ đến nay không còn nữa.
Bìa 1 cuốn sách là tên soạn giả, tên tác phẩm đặt trên nền trống đồng và tên Nhà xuất bản
Bìa 4 cuốn sách là bàn đổ huyện Chí Linh xưa được chụp từ cuốn ĐỒNG KHÁNH ĐỊA DƯ CHÍ LƯỢC.
           
21/9/2014
Đỗ Đình Tuân

9 nhận xét:

  1. Tập sách đẹp và trang trọng,rất có giá trị trong khảo cứu tìm hiểu về văn học sử quê nhà.Mong có được một tập.

    Trả lờiXóa
  2. Chúc ưừng thầy đã dày công khảo cứu để lưu lại cho thế hệ sau một nền văn hóa Sứ Đông không bị mai một, không bị lãng quên. em hãnh diện vì có thày ( Tô Quang )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tô Quang thật giỏi nói lời có cánh. Chả trách bao người đẹp xếp hàng đợi Tô Quang!

      Xóa
  3. Làm sách kiểu như tôi (Biên soạn, khảo cứu) thực chất cũng là tiếp tục cái thiên chức của một nhà giáo mà thôi. Nói cách khác là "làm điếu đóm" cho các thế hệ đi sau thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với quá khứ.
    Sách in ra chủ yếu là để tặng bạn bè. Các thành viên XÓM TRI ÂN thì chắc chắn được chia phần.

    Trả lờiXóa
  4. Em xin chúc mừng thày! Thày cho hỏi sách có bán ở đâu?
    Em Nguyệt

    Trả lờiXóa
  5. Số lượng ít, không có sách bán chỉ tặng bạn bè thôi.

    Trả lờiXóa
  6. Em xin 2 quyển cho em và Kiều Quý

    Trả lờiXóa
  7. TôQuang được thầy Tuân tặng sách và đưa quà tặng của anh Thảo cho một tổ yến. Một món quà vật chất quý hiếm, một món quà tri thức vô giá. Thử hỏi ở đời đã mấy ai cùng một lúc được tặng hai món quà như thế? Xin cám ơn thầy và anh Thảo (TQ)

    Trả lờiXóa
  8. Cảm phục anh. Chúc mừng anh ra sách mới thật ý nghĩa Mong anh khỏe, hạnh phúc và mọi sự an lành bên bạn đời kiêm hồng nhan tri kỷ văn thơ hữu vị nhé.

    Trả lờiXóa