Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2017

Lại mời đối:

Mùa Đối tết năm nay do Thầy Đỗ Đình Tuân châm lửa có sức cháy ghê gớm. Dù đã dự đối và mời đối rất nhiệt tình rồi, nhưng NKN em vẫn còn chưa đã ghiền nên lại xin được mời đối tiếp ạ! vế ra của em là: 

- Xuống ga kề KÊ GÀ, kê thớt chặt gà đón bình minh Đinh Dậu, (Nguyễn Khắc Nguyệt)  
(KÊ GÀ: mũi Kê Gà ở Bình Thuận; còn ga kề- gần với Kê Gà là Phan Thiết hoặc Mường Mán).

Mời Thầy cô, anh chị Xóm ta cùng đối !

22/01/2017
NKN

11 nhận xét:

  1. Vế đối này nhiều khả năng không thể đối được, vì chưa thấy có tên một địa danh nào gồm hai chữ đồng nghĩa mà lại nói lái được như múi "Kê Gà" ở Bình Thuận. Nhất là lại trong phạm vi 12 con giáp. Vế đối này đành tạm treo đấy chờ thiên hạ xem sao !

    Trả lờiXóa
  2. Ối giời ơi! Anh NKN ơi! khi đăng bài mời đối này của anh xong thì em đi chợ tết (siêu thị copmak) với Vân Anh, tuy là đi chợ mua mua mua... nhưng mà vẫn nghĩ đến cái vế đối hóc búa mà anh ra, lòng vẫn nghĩ chờ thầy Tuân, cô Thu, hay anh Ngôi sẽ có vế Đối. Nhưng mà bây giờ Thầy Tuân lại "chờ thiên hạ..." thì làm sao đây? Giải cứu, giải cứu ... Ai sẽ đối được nhỉ...

    Trả lờiXóa
  3. Lại sắp cho nhau nát óc đây!
    Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối
    Ra thì dễ, đối mới khó, mời Khắc Nguyệt đối trước!
    Nuyễn Đức Hưng

    Trả lờiXóa
  4. Trước mắt thì chưa tìm thấy một địa danh nào có thể tương đương với Kê Gà (hai từ khác âm nhưng có chung một nghĩa là GÀ). Cho nên tạm thời chưa đối được. Nhưng biết đâu trong “kho địa danh” vẫn có nhưng ta chưa tìm ra thì sao ? Chơi đối là một trò chơi ngôn ngữ (chơi chữ) vừa kích thích tư duy vừa rèn luyện khả năng vận dụng ngôn ngữ sang tạo, linh hoạt, rất có ích với những người “chơi viết”. Việc tìm tòi ra những vế đối mới lạ, hiểm hóc và hay cũng là một hướng nên khuyến khich. Bà Điểm trong Truyện Trạng Quỳnh chẳng để lại một vế đối nổi tiếng “da trắng vỗ bì bạch” mà đến nay chưa có vế đối nào tương xứng. Cái hay cái lạ của vế đối này chính là ở chữ “bì bạch”. Trong chữ nho thì “bì bạch” (皮白) là da trắng. Nhưng trong tiếng Việt thì “bì bạch” lại là tiếng tượng thanh mô phỏng âm thanh do bàn tay vỗ vào da thịt “bì bà bì bạch”. Trong mấy vế đối lại như “Rừng sâu mưa lâm thâm” hay “Nhà vàng ngồi đường hoàng” đều mới chỉ đối lại được có một nửa hai chữ chung nghĩa. Nhưng nửa mô phỏng tiếng động đều không đối được.

    Trả lờiXóa
  5. Hồi nhỏ tôi đi theo cha đi làm rèn ở Thôn Thia xã Canh Nậu huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, có một cậu bạn tên là Dương vì cậu này săn dê rất giỏi nên còn được gọi là Dê Dương, anh này cũng hơi dâm đãng nên bạn bè còn gọi là Dương Dê. Dê Dương nói lái cũng là Dương Dê. Vậy tôi xin có vế đối như sau:
    Vế ra: - Xuống ga kề Kê Gà, kê thớt chặt gà đón bình minh Đinh Dậu (Nguyễn Khắc Nguyệt)
    Vế đối: - Gặp Dê Dương (Dương Dê), dương cung bắn dê chờ hoàng hôn Quí Mùi (Nguyễn Đức Hưng).

    Trả lờiXóa
  6. Chú thích: Vì chờ hoàng hôn để trời xẩm tối bắn dê rễ hơn.
    Thày đã không ngại nguy hiểm cứu trò, nên trò hết sức khuyển mã để giải cứu cho xóm Tri ân, kẻo anh Nguyệt lại bảo mình đầu hàng người của Hội Nhà văn

    Trả lờiXóa
  7. Cũng chưa hẳn đã đối được vì hai lý do:
    -Mang tên người ra đối với một địa danh có thật thì ít sức thuyết phục vì người đối có thể bịa ra cũng được.
    -Cứ tin là trường hợ nhân vật dương dê này là có thật đi thì “dương” và “dê” cũng cùng thanh nên chỉ có thể đảo vị trí thôi chứ không “nói lái”. được. Hai điểmnày chưa tương đương được với vế ra.

    Trả lờiXóa
  8. Thưa Thầy em có ý kiến: Cứ đúng từ loại đối với nhau là được.
    Trở lại các câu đối trước của Thầy trò mình:
    “Bảng Nhãn” không thể lấy “đồ gàn” ra đối được vì “Bảng nhãn” là danh hiệu không thể tách rời từng từ và là danh từ, còn “đồ gàn” thì “đồ” là danh từ, còn “gàn” là tính từ bổ nghĩa cho danh từ.
    Ngọc Thỏ (2 từ) là “mặt trăng” còn “ba mươi” là số từ chứ chưa phải là “hổ”, cụm 3 từ “ông ba mươi” mới là “hổ”. Như vậy không thể cụm 2 từ đối với cụm 3 từ được. Thày trò mình tranh luận cho vui thôi Thầy nhỉ.

    Trả lờiXóa
  9. Tôi nói thế cho rôm rả chứ không có ý gì anh Nguyệt ạ! Tôi đoán mò là tôi với anh cùng sinh năm Giáp Ngọ 1954 đúng không ạ. Tôi không phải là lính tăng nhưng tôi cũng sửa nhiều động cơ xe tăng vì nó cùng dòng D12 300 sức ngựa của Liên Xô (cũ) vì tôi thuộc đoàn 559 mà.

    Trả lờiXóa
  10. ĐÁP ÁN CỦA CÁC CÂU MỜI ĐỐI CỦA NGUYỄN ĐỨC HƯNG:
    Câu 1:
    - Thầy đồ Tuân Đỗ thi Đình. Thầy được Vua sắc phong Trạng Nguyên, Bảng Nhãn hay Thám Hoa?; (Nguyễn Đức Hưng).
    - Xạ thủ Xuân Vinh họ Hoàng. Anh chờ Bộ trao tặng Huân chương, Bằng khen và Huy hiệu. (Nguyễn Đức Hưng).
    * Chú thích: Huân chương Nhà nước ủy quyền cho Bộ trao: Bằng khen của Bộ Quốc phòng trao, Huy hiệu của Bộ Văn hóa TT và DL trao.
    **Về vế đối: - Cô giáo Thu đội họ Vũ. Cô bị chồng vui tặng hiền thê, chủ quán lại con sen (Đỗ Đình Tuân)! Từ cuối cùng của câu mời đối là thanh bằng (hoa); thì câu cuối của câu đối phải là thanh trắc, Thầy ạ! (sen là thanh bằng).
    Câu 2:
    - Anh Khắc Nguyệt vào Hội Nhà văn, anh viết phóng sự về mặt Trăng, anh được chị Hằng cho lên chơi Nguyệt, chị tặng anh bức tranh Ngọc Thỏ; (Nguyễn Đức Hưng)
    - Bà Thuận Thiên đến Cung Ngọc Hoàng , bà làm bài văn tả chân Trời, bà chờ ông Ác đón vào du Thiên, ông tặng bà hình vẽ Kim Ô. (Nguyễn Đức Hưng) .
    *** Chú thích:
    - Khắc đối với Thuận mới chuẩn.
    - Ác: Chỉ ông Ác ở mặt Trời giống như chị Hằng ở mặt Trăng (Trải bao thỏ lặn ác tà - Nguyễn Du)
    - Kim Ô: Chỉ mặt Trời cũng như Ngọc Thỏ chỉ mặt Trăng
    (Vế đối của Mạc Đĩnh Chi với sứ giả Tầu: Nguyệt cung, tinh đạn hoàng hôn xạ lạc Kim Ô).
    - Ở vế ra có hai chữ Nguyệt, nên vế đối ở đây có hai chữ Thiên (vế đối của anh Nguyệt mới có một chữ Dần. Khắc Nguyệt đối với Thuận Thiên mới chuẩn).
    **** Vì Tết Đinh Dậu đã cận kề, xin kính mời các Thầy, các Cô và những ai ra vế mời đối phải cho đáp án (nhất là anh Khắc Nguyệt ra toàn những câu mời đối hóc búa!).

    Trả lờiXóa