Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

CHÚC VĂN GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương tôi xin đăng lại bàichúc văn
                   Cùng Tri Ân  khảo cứu

CHÚC VĂN GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Phụng thảo: Vũ Khiêu
Thể hiện: Tiến Thọ .Ngày 10-3-năm Canh Dần
              ( Thứ6 ngày 23-4-2010)

                    Mừng hôm nay:

Trống đồng dội tới,
Núi sông dậy sấm anh hùng.
Trống đồng vang lên,
Trời đất ngút ngàn linh khí !
Toàn dân giỗ tổ Hùng Vương,
Cả nước vui ngày quốc lễ:
Rộn rã trống chiêng
Tưng bừng cờ xí!
Bừng lên nhật nguyệt:
Mây xanh hạt trắng, bát ngát trường thiên…
Rực sáng sơn hà:
Cờ đỏ sao vàng thêng thang thánh địa…
Thuyền xuôi sóng vỗ,
Sông ba dòng tưới mát muôn phương.
Hổ lượn, Rồng bay,
Núi trăm ngọn chầu về một phía.
Từ đỉnh cao muôn trượng cơ đồ
Cùng nhìn lại bốn mươi thế kỷ.
Núi mây: sừng sững công cha,
Sông nước: dạt dào nghĩa mẹ.

         
            Nhớ thuở xưa

Mẹ Âu Cơ,
Từng non cao tỏa sáng nghĩa nhân.
Cha Long Quân,
Vốn biển cả quật cường mưu trí!
Sánh đôi tài sắc: kim cổ kỳ phùng
Hợp một âm dương: Uyên ương tuyệt mỹ!
Đẹp gia đình: trăm trứng trăm con
Vui sơn thủy: một lòng một ý.
Cuộc mưu sinh: thử thách muôn vàn,
Đường lập nghiệp: gian nan xiết kể.
Rừng rậm, đầm lầy, sông sâu, núi hiểm:
Há quản xông pha.
Kình nghê, hổ báo, bệnh tật, bão giông:
Lấy gì bảo vệ?
Chia con hai ngả lên đường,
Chọn trưởng: một ngôi kế vị.
Giang sơn một khoảnh,
Sao cho vạn đại trường tồn?
Rừng bể đôi nơi,
Cùng dựng bốn phương hùng vĩ!
Hiên ngang thay! Phù Đổng diệt thù!
Dũng cảm thay! Sơn Tinh diệt thủy!
Đẹp thay Chử Đồng Tử!
Tình yêu như ngọc sáng gương trong
Giỏi thay Mai An Tiêm!
Lao động như dời non lấp bể.
Vẻ vang 18 vương triều
Rực rỡ một thời thịnh trị!
Qua gian nan bao độ nổi chìm,
Trải thử thách những hồi hưng phế!
Chi công lao khai phá một thời kỳ,
Mà uy lực trải dài trăm thế hệ!

                   Hãy xem như:
Gái anh hùng: Triệu nữ, Trưng Vương
Trai dũng lược: Đinh tiên, Lý đế!
Sông Bạch đằng cuồn cuộn thế Ngô Vương
Gió Như Nguyệt vang vang lời thái úy.
Hội Diên Hồng rung chuyển cả trăng sao
Hịch Hưng Đạo xốn xang toàn tướng sỹ
Nằm gai nếm mật, mười năm dòng ,
Bạt vía lũ Vương Thông
Lở đất long trời,
Một trận đánh, tan hồn quân Sĩ Nghị
                   Thế kỷ hai mươi:
Nước giàu không chỉ quân lương,
Dân mạnh còn nhờ đạo lý:
Coi sơn hà xã tắc là thiêng,
Lấy độc lập tự do là quý…

              Chúng con nay:

Sáu mươi một tỉnh thành: nhớ lại Tổ Tông
Năm mươi tư dân tộc: tìm về cội rễ.
Bốn phương: Nam, Bắc, Tây,Đông
Trăm họ: gái, trai, già, trẻ
Hân hoan muôn dặm trùng phùng
Kính cẩn một chầu đại lễ
Xin tổ vương vạn thế linh thiêng
Giúp con cháu trăm đường chỉ vẽ.
                Nay gặp buổi:
Đảng ta đổi mới tư duy
Dân ta mở mang kinh tế
Dù dân gian chưa hết đói nghèo
Dù xã hội vẫn còn nạn tệ
                  Đường lên giầu mạnh đã thênh thang
Nẻo đến văn minh thêm mới mẻ.
                                  Xin cúi nguyện:
                  Trăm con một bọc,
yêu thương nhău như ruột thịt chan hòa.
Một gốc trăm cành,
Gắn bó mãi như keo sơn chặt chẽ.
Dựng cơ đồ, chị ngã em nâng
Cơn hoạn nạn, bầu thương lấy bí
Trước tương lai mở rộng tâm hồn,
Vì sự nghiệp nâng cao trí tuệ.
Bác Hồ dạy: Hoàn thành nhiệm vụ
Vượt mọi khó khăn, thắng mọi quân thù.
Bác Hồ răn: uy vũ coi thường
Chớ ngại nghèo nàn, không ham phú quý!
Dấn thân cho nước hà ngại tử sinh,
Hết dạ vì dân, kể gì khó dễ
Giữ muôn đời Hồng Lạc tinh hoa
Cao muôn trượng Hùng Vương khí thế!...

THƠ NGẦY GIỖ TỔ



Kể từ thuở ấy Văn Lang
Nước non giờ đã mở mang thêm nhiều
Hai ngàn năm cũ phiêu diêu
Mối lo Phương Bắc...là điều chưa yên
Nỗi đau xưa của tổ tiên
Mềm lòng mất nước nhỡn tiền còn đây !

Làng Hóp 31-3-2012 T.D
(Ngày giỗ tổ Hùng Vương - Mồng  10 tháng)

Chẳng túng


Chẳng túng tri âm chỉ túng tiền
Ao vườn đèn sách…bạn kinh niên
Lại thêm trang mạng Tri Ân nữa
Chia sẻ buồn vui…thảy bạn hiền.

30/3/2012
Đỗ Đình Tuân

NGỦ



Ngủ? Ngủ! ngủ mà không ngủ.
Tưởng ngủ rồi mà vẫn như không,
Ngủ sớm, ngủ trưa,
Ngủ cả chiều hôm.
Ngủ triền miên, mơ đi cùng trời đất.
Những chuyến chu du chứa đâỳ kỳ tích,
Của thế giới tâm linh,
Của cuộc sống đời thường.
Của giận hờn, yêu gét vấn vương,
Và của những canh trường ta 
                                     không tự chủ
Nửa tỉnh, nửa mê âu cũng là gấc ngủ,
Giữ lại cho đời nhiều nỗi đam mê…

(Tròn 10 ngày đêm ngủ mà không ngủ:”
Huudoandongtrieu 31-3-2012

Vịnh con cua


Cắp được thiên lôi tưởng đã to
Thế mà gặp ếch chịu nằm co
Tám ngoe quặp yếm quên đường chạy
Hai gọng giữ mai tịt lối bò
Dưới lỗ nhìn trời chừng chén nhỏ
Trong hang ngắm đất khoảng muôi to
Chiến công ngày trước giờ đâu nhỉ
Cửa lỗ quanh năm sống thập thò.
   
 VŨ BÁ HUYÊN

EM VÀ ANH

(Tặng S...)

Em là con bướm nhỏ
Lầm lũi trong vườn anh
Nâng niu từng hạt phấn
Để quả thơm trĩu cành

Em là mây trên đời
Hè cho anh bóng mát
Giữa mênh mông sa mạc
Lại hoá thành cơn mưa

Em là mảnh vườn thơ
Anh gieo hồn lên đó
Rồi mai ngày vươn nở
Bao mầm chồi tươi xinh

Em là nốt nhạc xanh
Trên khuông đời anh mở
Em là gam màu lạnh
Để tranh anh bừng lên

Em là bến bình yên
Giữa dòng đời bão tố
Nơi thuyền anh neo đỗ
Những tháng ngày tin yêu.

          T A N


Tác giả cổ ở chí Linh (7)

        
Hư­ng Đạo đại v­ươngTrần Quốc Tuấn
(1228-1300)

Hư­ng Đạo đại vư­ơng Trần Quốc Tuấn là con của An Sinh vư­ơng Trần Liễu. Trần Liễu là anh ruột của Trần Cảnh (tức vua Trần Thái Tông). Nh­ư vậy Trần Quốc Tuấn gọi vua Trần Thái Tông bằng chú ruột. Trần Quốc Tuấn là người hư­ơng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (thuộc tỉnh Nam Định ngày nay).

Năm 1237, vì Chiêu Thánh lấy Trần Cảnh đã sau 12 năm và 19 tuổi đời mà vẫn chưa có con, nên theo kế sách của Trần Thủ Độ, vua Trần Thái Tông lấy Thuận Thiên Lý Thị (chị ruột của Chiêu Thánh, vợ của anh ruột là Trần Liễu, đang có mang Quốc Khang ba tháng), lập làm Hòang hậu và giáng Chiêu Thánh xuống làm công chúa. Trần Liễu tức giận bèn họp quân ra ngoài sông Cái làm loạn, nhưng sau yếu thế đành phải xin hàng.

Nhờ có sự che chở của vua Trần Thái Tông nên Trần Liễu đ­ược tha tội chết, như­ng quân lính đi theo đều bị giết cả. Sau việc này vua Trần Thái Tông lấy đất ở các xã Yên Phụ, Yên D­ưỡng, Yên Sinh, Yên Hư­ng, Yên Bang phong cho Liễu làm đất thang mộc và phong tước An Sinh vư­ơng cho Trần Liễu. Như­ng cái hận bị em ruột lấy quyền làm vua cư­ớp mất vợ mình đã đeo đẳng Trần Liễu đến suốt đời. Thấy con trai mình là Trần Quốc Tuấn “dung mạo khôi ngô, thông minh hơn ngư­ời, đọc khắp các sách, có tài văn võ”, Trần liễu đã đi tìm khắp trong nư­ớc những ngư­ời tài giỏi để dạy cho Quốc Tuấn, với một mục đích sau này sẽ nhờ cậy Quốc Tuấn rửa hận cho mình. Trư­ớc khi mất, ông còn cầm tay Quốc Tuấn mà dặn rằng: “Mày mà không vì cha lấy đ­ược thiên hạ thì cha chết không nhắm mắt”. Từ khi Trần Liễu về Yên Phụ, Trần Quốc Tuấn đư­ợc công chúa Thụy Bà (chị ruột Trần Cảnh) nhận làm con nuôi.

Năm 1251, Trần Quốc Tuấn kết hôn với công chúa Thiên Thành, trư­ớc lúc cha mất đ­ược vài tháng. Có lẽ từ sau khi lập gia đình và cha mất, Trần Quốc Tuấn đã đư­ợc phong v­ương và phong đất cho ở h­ương Vạn Kiếp. Cũng từ đó Trần Quốc Tuấn đã gắn bó suốt đời mình với với mảnh đất này.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ nhất đầu năm 1258), Trần Quốc Tuấn đư­ợc cử cầm quân trấn giữ biên thùy phía bắc (vùng Đông Bắc). Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287), ông đ­ược phong làm Quốc công Tiết chế thống lĩnh ch­ư quân, là linh hồn của cuộc kháng chiến. Do có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần thứ hai và lần thứ ba, năm 1289, Trần Quốc Tuấn đ­ược tiến phong là Hư­ng Đạo Đại v­ương.

Từ tháng sáu năm Canh Tý (1300), Trần Quốc Tuấn ốm nặng. Đến ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (tức ngày 3 tháng 9 năm 1300) ông trút hơi thở cuối cùng tại Vạn Kiếp.

Theo sử sách, Trần Quốc Tuấn có soạn hai tác phẩm lý luận và nghệ thuật quân sự bằng chữ Hán là Binh gia diệu lý yếu l­ược (vẫn quen gọi là Binh Thư­ yếu  ­lược) và Vạn Kiếp tông bí truyền th­ư. Văn bản gốc của hai tác phẩm này chắc đã thất truyền. Các văn bản còn lại sau này chỉ là các bản sao chép và có bổ sung thêm của các nhà nho triều Nguyễn thế kỷ thứ XIX. Đến nay chỉ còn bài Dụ chư­ tỳ t­ướng hịch văn vẫn quen gọi là bài Hịch t­ướng sĩ. Đây là một áng văn chương chính luận cổ đặc sắc đồng thời cũng là một văn kiện lịch sử vô cùng quan trọng.

Dư­ới đây là nguyên văn bản dịch của tác phẩm này:

Hịch t­ướng sĩ

Ta thư­ờng nghe Kỷ Tín (1) đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu (2) chìa lư­ng chịu giáo che chở cho Chiêu Vư­ơng; Dự Nh­ượng (3) nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái (4) chặt tay cứu nạn cho nư­ớc; Kính Đức (5) một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung ; Cảo Khanh (6) một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mư­u kế nghịch tặc. Từ xưa­ các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nư­ớc, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ kh­ư kh­ư, theo thói nữ nhi thư­ờng tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lư­u danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ đ­ược ?
Các ng­ươi con nhà võ tư­ớng không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xư­a ta không nói đến nữa, nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên (7) mới đây:
Vư­ơng Công Kiên 8 là ngư­ời thế nào? Tì tướng của ông là Nguyễn Văn Lập (9) lại là ngư­ời thế nào, mà giữ thành Điếu Ng­ư (10) nhỏ nh­ư cái đấu, đư­ờng đường chống với quân Mông Kha (11) đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu ?
Cốt Đãi Ngột Lang (12) là ngư­ời thế nào ? Tì t­ướng của ông là Xích Tu Tư­ lại là ngư­ời thế nào, mà xông vào chỗ lam chư­ớng (13) xa xôi nghìn trùng, đánh bại đư­ợc quân Nam Chiếu (14) trong vài tuần, khiến cho quân tư­ớng đời Nguyên đến nay còn l­ưu tiếng tốt ?
Huống chi, ta cùng các ngư­ơi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đ­ường, uốn l­ỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ (15) thác mệnh Hốt Tất Liệt (16) mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam vư­ơng (17) mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào nh­ư đem thịt mà nuôi hổ đói, tránh sao cho khỏi gieo vạ về sau!
Ta thư­ờng tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như­ cắt, n­ước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chư­a đư­ợc xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa (18) ta cũng vui lòng.
Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lư­ơng ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vuicười. Cách đối đãi so với Vư­ơng Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang cũng chẳng kém gì.
Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy n­ước nhục mà không biết thẹn. Làm tư­ớng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc Thái thư­ờng (19) để đãi yến ngụy sứ mà không biết căm. Hoặc lấy việc chọi gà làm vui đùa, hoặc lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển; hoặc vui thú v­ườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con; hoặc lo làm giầu mà quên việc n­ước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh; hoặc thích rư­ợu ngon, hoặc mê tiếng hát. Nếu có giặc Mông Thát tràn sang, thì cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc, mẹo cờ bạc không thể dùng làm mư­u lư­ợc nhà binh; Dẫu rằng ruộng lắm vư­ờn nhiều, tấm thân quý nghìn vàng khôn chuộc, vả lại vợ bìu con ríu, việc quân cơ trăm sự ích chi; tiền của tuy nhiều không mua đ­ược đầu giặc, chó săn tuy khỏe không đuổi đ­ược quân thù; chén r­ượu ngon không thể làm cho giặc say chết, tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai. Lúc bấy giờ ta cùng các ngư­ơi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào ? Chẳng những thái ấp (20) của ta không còn, mà bổng lộc các ng­ươi cũng mất; chẳng những gia quyến của ta bị tan, mà vợ con các ng­ươi cũng khốn; chẳng những xã tắc tổ tông ta bị giày xéo, mà phần mộ cha mẹ các ngư­ơi cũng bị quật lên; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục, rồi đến trăm năm sau, tiếng dơ khôn rửa, tiếng xấu còn lư­u, mà đến gia thanh (21) các ngư­ơi cũng không khỏi mang tiếng là tư­ớng bại trận. Lúc bấy giờ, dẫu các ng­ươi muốn vui vẻ phỏng có đ­ược không ?
Nay ta bảo thật các ngư­ơi nên nhớ câu: “ Đặt mồi lửa  (22) vào d­ưới đống củi làm nguy cơ, nên lấy điều: “Kiềng canh nóng (23) mà thổi rau nguội” làm răn sợ. Huấn luyện quân sĩ tập dư­ợt cung tên, khiến cho ngư­ời người giỏi nh­ư Bàng Mông , nhà nhà đều là Hậu Nghệ (24) ; có thể bêu đ­ược đầu Hốt Tất Liệt ở cửa khuyết (25), làm rữa thịt Vân Nam vư­ơng ở Cảo Nhai (26). Nh­ư vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngư­ơi cũng đời đời h­ưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta đư­ợc êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngư­ơi cũng đư­ợc bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được­ muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngư­ơi cũng đ­ược thờ cúng quanh năm, chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lư­u truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ng­ươi cũng sử sách lư­u thơm. Lúc bấy giờ,dẫu các ngư­ơi không muốn vui vẻ phỏng có đ­ược không?
Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh th­ư yếu lư­ợc”.Nếu các ng­ươi biết chuyên tập sách này theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ (27) , nh­ược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngư­ơi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi dẹp yên quân giặc, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa? Ta viết ra bài hịch này để các ng­ươi biết bụng ta.

Bùi Văn Nguyên dịch

Chú thích:

1.Kỷ Tín: tư­ớng của Hán Cao Tổ, ra hàng để giải vây cho Cao Tổ, bị Hạng Vũ giết.
2.Do Vu: t­ướng của vua Sở, đời Xuân Thu, có công chìa l­ưng che cho vua Sở khỏi bị kẻ cư­ớp đâm.
3.Dự Nh­ượng: ngư­ời nhà của Trí Bá đời Chiến quốc, nuốt than cho khác giọng  để lập m­ưu báo thù cho chủ.
4.Thân Khoái: viên quan nhỏ đời Xuân Thu. Khi vua Tề bị giết Thân Khoái chết theo.
5.Kính Đức: tức Uất Trì Cung đời Đư­ờng, đã lấy mình che chở cho vua Đư­ờng thoát nạn.
6.Cảo Khanh: khi An Lộc Sơn khởi loạn chống Đư­ờng Minh Hoàng, Cảo Khanh mắng An Lộc Sơn, bị cắt lư­ỡi, vẫn trung thành với vua Đư­ờng.
7.Tống, Nguyên: hai triều đại Trung Quốc. Nhà Tống cùng thời với nhà Lý, còn nhà Nguyên(do Thái tử Mông Cổ là Hốt Tất Liệt diệt nhà Tống mà lập nên) cùng thời với nhà Trần.
8+9:Vư­ơng Công Kiên,Nguyễn Văn Lập: tư­ớng nhà Tống
10.Điếu Ng­ư : Tên một trái núi ở Tứ Xuyên, Kiên và Lập đóng ở đó, quân Mông Cổ đánh không đư­ợc.
11.Mông Kha: anh của Hốt Tất Liệt, tức vua Hiến Tông nhà Nguyên.
12.Cốt Đãi Ngột Lang; một t­ướng giỏi của quân Mông Cổ.
13.Lam ch­ướng: do chữ Hán “lam sơn ch­ướng khí” rút gọn lại, có nghĩa là khí độc ở rừng núi.
14.Nam Chiếu: một nư­ớc nhỏ ở vào khoảng giữa hai tỉnh Tứ Xuyên và Vân Nam.
15.Tể phụ: bậc quan đứng đầu giúp vua trị nư­ớc.
16.Hốt Tất Liệt: tức vua Thế Tổ nhà Nguyên.
17.Vân Nam vư­ơng: tức là Thoát Hoan, con thứ chín của Hốt Tất Liệt, đư­ợc phong vư­ơng ở đất Vân Nam.
18.Gói trong da ngựa: rút trong câu nói của một viên t­ướng đời Hán, đại ý rằng: làm trai phải đánh đông dẹp bắc, dẫu chết ở chiến trư­ờng, lấy da ngựa bọc thây cũng đành lòng.
19.Nhạc Thái thư­ờng: nhạc th­ường đ­ược dùng trong lễ hội quốc gia; ở đây phải dùng để tiếp đãi ngụy sứ tức là nhục đến quốc thể.
20.Thái ấp; phần đất vua phong cho các quý tộc.
21.Gia thanh: tiếng tăm của ông cha để lại.
22.Đặt mồi lửa: rút ở sách xư­a, ý nói phải cảnh giác nh­ư nằm trên đống củi có mồi lửa ở d­ưới, dễ bị cháy nguy hiểm đến tính mạng.
23.Kiềng canh nóng: rút ở câu thơ cũ, ý nói :kẻ sợ canh nóng thư­ờng phải thổi cả rau nguội, nghĩa là thận trọng.
24.Bàng Mông, Hậu Nghệ: hai nhân vật bắn cung giỏi trong thần thoại Trung Quốc.
25.Cửa khuyết: cửa lớn ở kinh thành.
26.Cảo Nhai: nơi tạm trú của các vua n­ước nhỏ láng giềng khi vào chầu vua Hán ở Tràng An. Đây m­ượn để chỉ nơi tiếp sứ n­ước ngoài của ta.
27.Đạo thần chủ: đạo nghĩa giữa gia tư­ớng, gia nô(thần) với lãnh chúa(chủ). Trần Quốc Tuấn cũng là một lãnh chúa lớn.

31/3/2012
Đỗ Đình Tuân

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Nấu cá ao nhà


Chiều nay chặt củi bờ ao
Tình cờ thấy chú trê nhao dưới bùn
Vội đem gầu tưới múc luôn
Lại may dưa cải đang còn trong ca
Dưa chua nấu cá ao nhà
Dẫu không bát ngọc thìa ngà vẫn ngon.

27/3/2012
Đỗ Đình Tuân

TÚNG



Túng bạn tri âm – túng bạn hiền
Cuối đời, tớ vẫn túng triền miên
Ở đâu đã lập Ngân-hàng-bạn
Tớ mượn vài Chư…; Chẳng mượn tiền !


 làng hóp 12h15' 30/3/2012 T.D

Bù nhìn canh dưa

Bù nhìn giữa ruộng đứng canh dưa
Có quản gì đâu nỗi sớm trưa
Đầu đội mũ nan phơi dưới nắng
Tay cầm cờ vải đứng trong mưa
Giả vờ quân tử giương cờ phất
Làm bộ anh hùng đánh mõ xua
Chim chuột lâu ngày thành bạn tốt
Bù nhìn giữa ruộng đứng canh dưa!

                      T A N

THÔNG BÁO



Để bạn đọc trong làng trong xóm và bè bạn gần xa tiện theo dõi, mảng dịch thơ cổ của tác giả ở Chí Linh giới thiệu trên trang DoDinhTuan’s blog và trang mạng Tri ân cuộc đời có sự thay đổi tên đề mục như sau:

Thứ tự
Đề mục cũ
Đề mục mới
Ngày tháng
1
Dịch thơ cổ Chí Linh 14
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 4
28/3/2012
2
Dịch thơ cổ Chí Linh 13
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 3
27/3/2012
3
Dịch thơ cổ Chí Linh 12
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 2
26/3/2012
4
Dịch thơ cổ Chí Linh 11
Dịch thơ cổ: Nguyễn Phi Khanh 1
24/3/2012
5
Dịch thơ cổ Chí Linh 10
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 10
23/3/2012
6
Dịch thơ cổ Chí Linh 9
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 9
22/3/2012
7
Dịch thơ cổ Chí Linh 8
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 8
21/3/2012
8
Dịch thơ cổ Chí Linh 7
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 7
20/3/2012
9
Dịch thơ cổ Chí Linh 6
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 6

19/3/2012
10
Dịch thơ cổ Chí Linh 5
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 5
18/3/2012
11
Dịch thơ cổ Chí Linh 4
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 4
17/3/2012
12
Dịch thơ cổ Chí Linh 3
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 3
16/3/2012
13
Dịch thơ cổ Chí Linh 2
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 2
15/3/2012
14
Dịch thơ cổ Chí Linh 1
Dịch thơ cổ: Trần Nguyên Đán 1
14/3/2012

Để bạn đọc có thể theo dõi được từ nay chúng tôi cũng sẽ dịch mỗi đợt chừng 2 đến 3 bài, có thêm phần chú thích cần thiết để độc giả có thể hiểu và dần dần thích được.

Thực ra nếu cứ đọc nhẩn nha, suy nghĩ thấu đáo sẽ thấy thơ chữ Hán của các cụ ngày xưa viết rất hay cả về phần nhạc điệu và ý nghĩa. Nhưng muốn vậy thì bạn đọc cần đọc cả các phần Phiên âm Hán Việt để thấy được nhạc điệu thơ trong nguyên tác, phần dịch nghĩa và chú thích(nếu có) để hiểu được nội dung. Còn phần dịch thơ coi như tham khảo và củng cố thêm.

Vì chuyển dịch sang thơ bao giờ cũng bị bỏ xót một phần nguyên tác nên trong trường hợp có nhiều bản dich chúng tôi đều ghi lại để bạn đọc dễ đối chiếu so sánh.
Vậy xin kính báo.


Sao Đỏ, 29/3/2012
Đỗ Đình Tuân