Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

TRAI RỪNG


 

 


Trai rừng
              như cây thông mọc thẳng
              nói lời yêu rạch ròi:
              – Tao thích mày!
Trai rừng
             dám cầm tay, bẹo má người yêu giữa chợ:
              -Tao thích mày!
Trai rừng
             Làm cán bộ
             vẫn là dân
             Đôi chân trần vượt đường xa
             bảo nhau xây tổ ấm
   Khách đến
             rải chiếu xuống nền nhà
             uống rượu ngô thoải mái.
            say rồi thì ngủ lại đến mai.

 Trai rừng không có tuổi
              từ lúc tóc còn xanh
              đến khi đầu điểm bạc
              vẫn thích cười,thích hát.
Trai rừng thích vợ mình
              là người tình đắm say,mộc mạc
              chẳng phấn son, hào nhoáng ,mĩ miều.
Tôi yêu
             Trai rừng 
Bùi Thị Sơn Lai Châu

9 nhận xét:

  1. Tôi thích bài thơ này. Vì nó khắc họa thật sống động hình ảnh trai rừng khỏe khoắn, chân mộc, hồn nhiên đáng yêu bằng một giọng thơ mộc mạc, giản dị, tự nhiên đến hồn hậu. Đọc bài thơ này chắc sẽ nhiều người mê trai rừng mất thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Đỗ Đình Tuân cũng là một TRAI RỪNG CÔN SƠN còn gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì hắn là trai rừng nên em mới phải bỏ lại tất cả để theo không hắn đấy thôi. Thế còn trai phố Hóp có nhiều nàng tình nguyện xin chết không?

      Xóa
  3. Trai rừng chân mộc đáng mê
    Nhưng trai Phố Hóp bét nhè thì không!

    Trả lờiXóa
  4. Có chàng ở PHỐ NỘI HƯNG
    Cũng LỪA được khối GÁI RỪNG chạy theo !

    Trả lờiXóa
  5. Có ông sang Tận Phố Bèo
    Kêu ca, nhăn nhó, mè nheo cậy nhờ
    Thế mà cũng chẳng chịu...dơ!?

    Trả lờiXóa
  6. MQ không biết bình, chỉ biết nói một câu: "Bài thơ quá hay!"

    Trả lờiXóa
  7. Thơ HAY tôi mới RƯỚC về
    Để cho cả xóm khen chê,phẩm bình
    Cũng là để RÚT...NGHIỆM KINH ! (KINH NGHIỆM)

    Trả lờiXóa
  8. Mình thì chỉ thích được có hai đoạn đầu thôi. Cái chất hồn nhiên khỏe khoắn bộc trực rất nguyên vẹn. Còn từ "Trai từng / làm cán bộ..." trở đi, Chất hồn nhiên pha trộn nhạt dần. Bài thơ không còn "đồng điệu", không "thuần khiết" nữa, đọc mất hứng.

    Trả lờiXóa