Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

Lại thách đối xóm TRI ÂN



Nhân xóm mạng TRI Ân có thêm một thành viên mới, Đỗ Đình Tuân lại nảy ra một vế đối cũng “hơi hóc” nhưng mà “hay”, thách cả xóm đối ngay  để vừa mừng xuân vừa đón chào hội viên mới.

Vế thách đối ấy như sau:

- NGƯỜI QUÊ TA, ĐẾN SƠN LA, Ở LẠI SƠN LA, RỪNG NÚI BAO LA, ĂN TẾT XA NHÀ, BAO LA NỖI NHỚ ; 
                                                                     (Đỗ Đình Tuân)

14/01/2017
Đỗ Đình Tuân

15 nhận xét:

  1. Bây giờ em phải đi nấu cơm rồi, vế ra đối của Thầy đúng là hay và hóc thật. Em nhất định không vừa nấu cơm, vừa nhẩm nhẩm tính tính để tìm vế đối đâu, sợ để cơm bị cháy lắm ...

    Trả lờiXóa
  2. Xin phép thày Tuân cho em thử đối, thày xem có tàm tạm không?:
    -Người quê ta, đến Sơn La, ở lại Sơn La, rừng núi bao la, ăn tết xa nhà, bao la nỗi nhớ.
    -Khách ngọại quốc, sang nước Việt,du xuân nước Việt, non sông rộng lớn, đón xuân nước khác, rộng lớn tình thương.

    Trả lờiXóa
  3. Đem “khách ngoại quốc” đối với “người quê ta” là được, nhưng đem “Sơn La” đối với “nước Việt” thì lại chưa ổn vì “Sơn La” là một địa danh gồm 2 âm tiết còn “nước Việt” thì lại là một “nhóm danh từ” chỉ địa danh(gồm nước+Việt). Cũng tương tự đem “rộng lớn” đối với “bao la” thì cũng chỉ tương đương (đối) với nhau về ý, còn về chữ thì lại không tương đương, vì “bao la” là 1 “chữ kép” còn “rộng lớn” lại là 2 chữ ghép lại với nhau. Cho nên vế đối này chưa chỉnh.

    Trả lờiXóa
  4. Xin Góp một vế đối lại:

    - NGƯỜI QUÊ TA, ĐẾN SƠN LA, Ở LẠI SƠN LA, RỪNG NÚI BAO LA, ĂN TẾT XA NHÀ, BAO LA NỖI NHỚ ;
    - NHÀ ĐỊA CHẤT, LÀM ĐỊA CHẤT, THUỘC NGÀNH ĐỊA CHẤT, DÁNG NGƯỜI CHÂN CHẤT, TÂM TÌNH THÀNH THẬT, CHÂN CHẤT HỒN THƠ.

    Trả lờiXóa
  5. Xin góp một vế nữa:

    - NGƯỜI QUÊ TA, ĐẾN SƠN LA, Ở LẠI SƠN LA, RỪNG NÚI BAO LA, ĂN TẾT XA NHÀ, BAO LA NỖI NHỚ ;
    -KHÁCH CHÍ LINH, LÊN ĐỒNG QUÝT *, DẠO CHƠI ĐỒNG QUÝT, QUÝT TRỒNG BÁT NGÁT, CUỐI NĂM ÁP TẾT, RỘN RÀNG KHÁCH MUA .

    Đồng Quýt: tên một làng thuộc xã Tân Mộc huyện Lục Ngạn, mấy năm gần đây đã chuyển từ cây vải thiều sang trồng cam quýt thu nhập rất cao, tuổi trẻ vùng này chỉ “bay nhảy” vài năm cho biết “mùi thiên hạ” rồi lại về quê “cưới vợ làm vườn”

    16/01/2017
    Đỗ Đình Tuân

    Trả lờiXóa
  6. Em nghĩ ra rồi, nhưng không biết được chưa vì em còn thấy phân vân vài từ, Thầy chấm bài cho em ạ!
    - NGƯỜI QUÊ TA, ĐẾN SƠN LA, Ở LẠI SƠN LA, RỪNG NÚI BAO LA, ĂN TẾT XA NHÀ, BAO LA NỖI NHỚ ;
    - KHÁCH LÃNG DU, VỀ KHÁNH HÒA, THĂM THÚ KHÁNH HÒA, VỊNH ĐẦM BÁT NGÁT, ĐÓN XUÂN TRÊN BIỂN, BÁT NGÁT TÌNH THÂN.

    Trả lờiXóa
  7. Cái khó của vế ra là có đến 4 từ "LA" cơ, Minh Hương ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy nên em mới rất "ngập ngừng" Đối đấy!

      Xóa
  8. Ở vế ra người ta có ý vừa chơi “điệp chữ” lại vừa chơi vần. Nên khi làm đối lại ngoài việc chú ý đến “chữ”, còn phải chú ý đến vần nữa.
    Vì thế Minh Hương dùng “Khách lãng du” thì không hay bằng “Khách phương xa” mà đã là “khách” thì từ “về” lại không thích hợp nữa. Nếu muốn tránh trùng chữ “đến” ở vế ra thì Minh Hương phải dùng chữ “đáo” thay cho chữ “về” thì mới hay. Tiếp tục ở tiểu vê “biển đầm bát ngát” thì hai chữ “biển đầm” hơi không thuận miệng bằng “biển trời bát ngát”. Ở tiểu vế “đón xuân trên biển” thì không đạt về vần. Nên đổi là “đón xuân vui hát”, trong văn cảnh này là xẩy ra tại chỗ rồi, không ở trên biển thì cũng ở Khánh Hòa rồi, nếu cứ căng ngang máy mọc với vế ra thì dễ bị “gò gượng”. Ở tiểu vế cuối “bát ngát tình thân” thì đã được cả “điệp chữ” và “vần” rồi, nhưng trong trường hợp cụ thể này thày Tuân vẫn thấy nó “hơi cứng” không hay bằng “rào rạt tình thân” nó mềm mại và ấm áp hơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em cảm ơn Thầy. Những điều Thầy chỉ ra, có một số ý trùng với sự phân vân của em, nhưng vì túng từ nên không biết lấy gì lắp vào, ví dụ từ "về" chẳng hạn, hay giữa bát ngát với rào rạt nữa, em cũng nghĩ cân nhắc hai cặp từ này, rồi cuối cùng chọn bát ngát. Đặc biệt, em cảm ơn Thầy, đúng là vì rất căng gò nên em không thấy được "biển trời" mà gò "rừng núi" đối với "vịnh đầm" hihihi. và cụm từ "đón xuân trên biển" cũng vậy, cốt là để đối với vế ra, cộng với chưa rành rẽ trong việc phân biệt từ vựng nữa nên rất chi ư là máy móc ạ.

      Xóa
  9. Em xin đối đại 1 vế:
    - NGƯỜI QUÊ TA, ĐẾN SƠN LA, Ở LẠI SƠN LA, RỪNG NÚI BAO LA, ĂN TẾT XA NHÀ, BAO LA NỖI NHỚ
    - CHÀNG XỨ BỌ, VÀO SUỐI KHOÁNG, VẪY VÙNG SUỐI KHOÁNG, TÍNH TÌNH PHÓNG KHOÁNG, ĐÓN XUÂN QUÊ VỢ, PHÓNG KHOÁNG LÌ XÌ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chả phê được chỗ nào. Chỉ cảm thấy nó còn gò gượng và thiếu tự nhiên thôi. Nó nằm ở tổng thể, ở cả tuyến chung chưa được thông thoáng lắm.

      Xóa
  10. Ba tiểu vế sau cần thay đổi thanh điệu sẽ làm cho vế đối uyển chuyển hơn.Chẳng hạn ta thay bằng: "Bà con thân thiện, đón xuân làng biển, xao xuyến niềm vui" ( ở đây dùng "tình thân" hoặc "niềm vui" thì đúng hơn là "tình thương")

    Trả lờiXóa
  11. - NGƯỜI QUÊ TA, ĐẾN SƠN LA, Ở LẠI SƠN LA, RỪNG NÚI BAO LA, ĂN TẾT XA NHÀ, BAO LA NỖI NHỚ ;
    - KẺ HỒNG TIẾN, VÀO BẾN TIẾN, ĐÓNG QUÂN BẾN TIẾN, CON NGƯỜI THÂN THIỆN, ĐÓN XUÂN CẠNH BIỂN, XAO XUYẾN NIỀM VUI.
    Nguyễn Đức Hưng
    Cám ơn Thầy! Em đã sửa, nhưng còn một chỗ em vẫn để nguyên vì CẠNH BIỂN đối với XA NHÀ sẽ chuẩn hơn về mặt từ loại.
    *Tôi ở xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, đi TNXP đóng quân ở Bến Tiến (Quảng Bình) Tết năm Giáp Dần 1974.

    Trả lờiXóa
  12. Tôi mạn phép xin ra vế đối mời mọi người đối:
    - Cô Vũ Vũ dậy múa, dậy võ. Cô mặc áo lông đi mưa bị ướt. Năm mới chúc cô mạnh khỏe!;

    Trả lờiXóa