Vế Đối: CÔ GÁI TÊN THU VẪN NGẮM THU VÀO TRỌNG THU VỪA THU NHIỀU HÀNH ĐẤY (Tạ Anh Ngôi)
MỜI MỌI NGƯỜI CÙNG ĐỐI
Câu 1: SONG THU ÔM RỔ ĐỖ, ĐỖ NẰM GỌN TRONG LÒNG THU
Câu 2: SONG THU RA VƯỜN ĐỖ, THU ĐỖ XONG, THU NGỒI THU LU GIỮ ĐỖ THU
Câu 3: XUÂN ĐINH DẬU ĐẾN HỘI ĐÁ GÀ XEM GÀ CHỌI NHAU
Câu 4: TẾT ĐINH DẬU TREO BỨC TRANH GÀ CHỦ Ý GÀ CHO NĂM DẬU
Nhân Hưng, ngày 8-1-2017
Tạ Anh Ngôi
Đối với Tạ Anh Ngôi:
Trả lờiXóa1.
-SONG THU ÔM RỔ ĐỖ, Đỗ NẰM GỌN TRONG LÒNG THU ;
-Bác Tạ đứng gốc Đào,Đào lủng lẳng trên đầu Tạ .
2.
-SONG THU RA VƯỜN ĐỖ, THU ĐỖ XONG, THU NGỒI THU LU GIỮ ĐỖ THU ;
-Bác Tạ đứng gốc Đào, Tạ đào rồi, Tạ đứng tạ nhìn tiếc Đào Tạ .
3.
-XUÂN ĐINH DẬU ĐẾN HỘI ĐÁ GÀ XEM GÀ CHỌI NHAU ;
-Tết Bính Thân ra hòn đảo khỉ thấy khỉ gãi dái .
4.
-TẾT ĐINH DẬU TREO BỨC TRANH GÀ, CHỦ Ý GÀ CHO NĂM DẬU ;
-Xuân Canh Dần làm bài thơ hổ, lòng không hổ với năm Dần .
Trong các vế đối của bác Đỗ Đình Tuân tôi thích nhất vế đối của câu 1:
Trả lờiXóa-SONG THU ÔM RỔ ĐỖ,ĐỖ NẰM GON TRONG LÒNG THU!
-BÁC TẠ ĐỨNG GỐC ĐÀO,ĐÀO LỦNG LẲNG TRÊN ĐẦU TẠ!
Thể hiện người đối hiểu được ý của người ra mà đối lại hóm hỉnh và sâu sắc,làm cuộc chơi thêm phần thú vị
Tuy nhiên (Theo thiển nghĩ của tôi) nếu vế đối lại thế này:
Trả lờiXóa-SONG THU ÔM RỔ ĐỖ,ĐỖ NẰM GỌN TRONG LÒNG THU
-BẢY TẠ ĐỨNG GỐC ĐÀO,ĐÀO TREO ĐẦY TRÊN ĐẦU TẠ
Thì có lẽ sẽ tạo được nhiều thú vị hơ chăng ?
(Ở đây Song và Bảy đều là tên đệm,Thu là tên và Tạ là họ-Dùng thay cho tên.Theo cách gọi ở các tỉnh phía Nam người ta thường lấy thứ làm tên:Anh Ba Duẩn,chú Chín Chuyền chẳng hạn )
Song cũng không hẳn là số từ, nó chỉ là một lượng từ để chỉ một lương kép, kiểu như đôi, lưỡng, cặp …Song là kép, thì bản thân từ “bác” cũng là đơn rồi. Vả lại bác Tạ cũng có phải là thứ 6 đâu mà gọi Bảy Tạ ?
Trả lờiXóa