- SONG THU ÔM RỔ ĐỖ, ĐỖ NẰM GỌN TRONG LÒNG THU ;
(Tạ Anh Ngôi)
- Bác Tạ đứng gốc Đào, Đào lủng lẳng trên đầu Tạ.
(Đỗ Đình Tuân)
2.
- SONG THU RA VƯỜN ĐỖ, THU ĐỖ XONG, THU NGỒI THU LU GIỮ ĐỖ THU;
(Tạ Anh Ngôi)
- Bác Tạ đứng gốc Đào, Tạ đào rồi, Tạ đứng tạ nhìn tiếc Đào Tạ.
(Đỗ Đình Tuân)
3.
- XUÂN ĐINH DẬU ĐẾN HỘI ĐÁ GÀ XEM GÀ CHỌI NHAU;
- Tết Bính Thân ra hòn đảo Khỉ thấy khỉ gãi dái.
(Đỗ Đình Tuân)
4.
- TẾT ĐINH DẬU TREO BỨC TRANH GÀ, CHỦ Ý GÀ CHO NĂM DẬU; (Tạ Anh Ngôi)
- Xuân Canh Dần làm bài thơ hổ, lòng không hổ với năm Dần.
(Đỗ Đình Tuân)
08/01/2017
Đỗ Đinh Tuân
Các bác đối xôm trò nhể. Em thích nhất vế đối lại số 1 của bác Tuân.
Trả lờiXóaVế đối thứ 4 thừa một từ xuân đúng không ạ?
Vế ra của Tạ Anh Ngôi thiếu một chữ TỂT đấy.
Trả lờiXóaVế thứ 4 em xin góp ý:
Trả lờiXóaĐINH DẬU TREO BỨC TRANH GÀ, CHỦ Ý GÀ CHO NĂM DẬU
CANH DẦN VIẾT BÀI THƠ HỔ, CHẲNG MÀNG HỔ BÁO NĂM DẦN
Đúng vậy.Ông Tuân viết thiếu chữ TẾT ở đầu vế ra của tôi .
Trả lờiXóaÔng Tuân không viết thiếu đâu. Kiểm tra lại ở Blog Đỗ Đình Tuân mà xem. Chắc do lỗi ở khâu cóp sang TRI ÂN đấy.
Trả lờiXóaXin lỗi bác Tạ và bác Đỗ nhé. Chắc khi cóp, Minh Hương đã bỏ rơi mất một từ. Giờ Song Thu sẽ xin sửa lại ngay đây ạ
XóaNhân đây cũng xin đối cùng bác Tạ câu số một. Các câu khác hóc quá, nghĩ chưa ra, Song Thu xin khất nợ
Song Thu ôm rổ đỗ, đỗ nằm gọn trong lòng Song Thu
Thanh Dạ ngắt bông hường, hường tỏa hương đầy mũi Dạ
Góp ý với Nghị:
Trả lờiXóa-Vế ra của ông Ngôi chơi hai chữ GÀ. Chữ GÀ trước có nghĩa là "con gà", chữ GÀ sau lại có nghĩa là "mách nước". Nên đối lại mình cũng phải chơi 2 chữ gì đó "đồng âm nhưng khác nghĩa" thì mới được. Thày Tuân chơi hai chữ HỔ. Chữ HỔ trước có nghĩa là "con hổ" nhưng chữ HỎ sau lại có nghĩa là "hổ thẹn", như thế là chỉnh rồi.
Vế đối trên, Song Thu lại gõ thiếu chữ Thanh trong từ Thanh Dạ cuối cùng rồi. Xin sửa lại là:
Trả lờiXóaSong Thu ôm rổ đỗ , đỗ nằm gọn trong lòng Song Thu
Thanh Dạ ngắt bông hường, hường tỏa hương đầy mũi Thanh Dạ
Chỉ tại Anh Ngôi thách hiểm thay
Trả lờiXóaLàm chàng Thanh Dạ bị đòn lây
Tự nhiên hương nát xông vào mũi
Dẫu nhọn bao nhiêu cũng phải tày.
Em xin nhận thiếu sót trong việc copy bài đăng. Còn từ hai hôm nay, hình như em sắp mất một pha vì lúc nào cũng đếm đếm nhẩm nhẩm, nhưng mà chẳng có thể đối được một câu nào của bác Ngôi ra. Đành phải bỏ cuộc không nhỡ tết này bị mất pha thật thì nguy ... Nghe các Thầy cô , anh chị đối thấy sướng là được rồi ạ!
Trả lờiXóaMinh Hương có một câu đối được nhưng lại sợ mếch lòng thày giáo nên thôi !Đấy là câu :SONG THU ÔM RỔ ĐỖ ĐỖ NẰM GỌN TRONG LÒNG THU (Ấy là tôi đoán thế )
Trả lờiXóaKhông phải đâu Anh Ngôi ơi! Em không đối được vì trình độ đối còn a,b,c quá. Mà vế ra của anh Ngôi thì thiện nghệ nên MH đành dựa cột mà nghe các thầy cô đối với nhau thôi.
Trả lờiXóaCái hiểm hóc của vế ra chính là ở lối chơi chữ đa nghĩa. Chữ nào ở vế ra cũng vừa chỉ vật nhưng đồng thời lại cũng chỉ người. Có lẽ vì thế mà các "đối giả" làng ta đa phần đều chịu bó tay ngồi cắn bút. Chỉ có thày Tuân là giáng trả được một "đòn sấm sét". Nếu cứ thật thà mà dùng "Ngôi với Sâm" thì không thể đối lại được với "lão ý". Phải chuyển sang lối gọi họ thay tên. Hiểm hơn nữa là không dùng tên "cúng cơm" mà dùng tên "bán phở" (bán=1/2)của lão, thì lão chỉ còn có cách đứng đấy mà chịu trân. Nhưng thôi ứ để cho những trái đào treo lủng lẳng trên đầu lão vừa thích lại vừa sợ là được rồi.
Trả lờiXóaCô Thu cũng ra được một đòn hơi hiểm nhưng chưa trúng đích. Chỉ khổ cho ông hàng xóm "tai bay vạ gió".