Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Tự họa ngày cuối năm


Trò cũ ít ai tới họa vần
Làm mình giảm mất mấy phần xuân
Tô Hà ngoài thị không chiềng mặt
Nguyễn Dịp trong rừng hút dấu chân
Đỗ Nghị về hưu còn nặng nghiệp
Trang Kim xa xứ chửa yên thân…
Thôi đành tự họa cho qua chuyện
Vớt vát niềm vui lấy một phần.
31/12/2016
Đỗ Đình Tuân

10 nhận xét:

  1. Tý Xù đôn đáo Bờ lốc mới
    Nợ với Thầy Tuân tiệc nối vần!

    Trả lờiXóa
  2. Thày Tuân là loại cho vay nặng lãi đấy. Không sớm lo "trả nợ" đi thì có ngày sạt nghiệp.

    Trả lờiXóa
  3. Dạ, em nhớ rồi. Em đang chưa biết cách thay lại trang Blog của mình nên lùng bùng quá

    Trả lờiXóa
  4. HỌA THEO XUÂN

    Học trò dẫu muốn kém gieo vần
    Đành phận cho thày ít sắc xuân
    Cánh giỏi phương nam vui tắm biển
    Dịp hiền nẻo bắc mảitheo chân
    Đất Hà mơ màng trong giấc điệp
    Nam Sách vui vè chửa biết thân
    Rựou hóp mang về không kẻ uống
    Đành thôi vớt vát lấy vài phần

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CẢM ƠN THÀY TUÂN ĐÃ SỬA

      Học trò muốn họa, kém gieo vần
      Đành phải để thày ít sắc xuân
      Gái giỏi phương Nam ham tắm biển
      Giai hiền nẻo Bắc mải đua chân
      Thăng Long lãng đãng trong hồn mộng
      Nam Sách vùi vầy thỏa tấm thân
      Rượu nếp rượu thày cứ uống
      Buồn thơ may cũng giảm đôi phần.

      Xóa
  5. Nặng nghiệp về hưu chỉ một PHẦN
    Đèo bòng chi lắm, khổ vào THÂN
    Thầy ngồi tự họa, thơ thành rượu
    Trò cũ chưa về, ríu bước CHÂN
    Để thầy cô độc - trò bất hiếu
    Cành đào đơn lẻ bất thành XUÂN
    Xin Thầy lượng thứ, trò trăm nẻo
    Một tấc lòng con, ghép mấy VẦN...

    Trả lờiXóa
  6. Đây là lối họa đảo vận (Trả vần không theo thứ tự như bài xướng). Nhưng về "luật bằng trắc" thì vẫn vướng (câu 5). Kỹ thuật đối trong hai cặp thực (câu 3+4), và cặp luận (câu 5+6) cũng chưa chuẩn lắm. Nhưng cũng sắp biết làm thơ Đường luật rồi. Xòm Tri Ân chỉ cần bốn dăm người biết làm thơ Đường luật là "rôm trò" ngay thôi. Loại thơ xướng họa rất có hiệu quả trong giao lưu, thù tạc. Còn thơ nghệ thuật thì lại thường đi vào riêng tư trầm lắng hơn. Cái đó là tùy vào tâm tạng và sở trường của từng người.

    Trả lờiXóa
  7. Về bài HỌA THEO CHÂN của VĂN NHÃ:

    Học trò dẫu muốn kém gieo vần
    Đành phận cho thày ít sắc xuân
    Cánh giỏi phương nam vui tắm biển
    Dịp hiền nẻo bắc mải theo chân
    Đất Hà mơ màng trong giấc điệp
    Nam Sách vui vè chửa biết thân
    Rựou hóp mang về không kẻ uống
    Đành thôi vớt vát lấy vài phần

    Đây là bài họa nguyên vận (Trả vần theo đúng thứ tự của bài xướng). Bài có một số non yếu dưới đây:
    -Dùng chữ chưa sát hợp nên ý chưa được thật sáng tỏ. Người đọc vẫn phải bỏ qua câu chữ mà tự hiểu thôi.
    Chẳng hạn câu:
    HỌC TRÒ DẪU MUỐN KÉM GIEO VẦN
    Nếu bám vào câu chữ thì câu này phải hiểu là “Học trò rất muốn không biết gieo vần” nhưng thật bụng tác giả lại muốn nói là “Học trò cũng muốn họa vần với thày nhưng vì kém gieo vần (khả năng làm thơ chưa tốt). Những câu thơ như thế này tức là lời bất cập ý.(lời chưa diến được ý muốn nói)
    Tiếp đến câu 2 vẫn trong tình trạng ấy:
    ĐÀNH PHẬN CHO THÀY ÍT SẮC XUÂN
    Nếu thay chữ “phận” bằng chữ “phải”, chữ “cho” bằng chữ “để” thì mới “trúng ý” của tác giả được.
    Chính do “lời bất cập ý” lan tràn mạch thơ (logic) không kết nối được.
    -Luật bằng trắc vẫn còn vi phạm (câu 5)
    -Đối cũng chưa chuẩn.
    Muốn khắc phục những non kém trên thì phải “nắn vuốt lại nhiều chỗ thì mới ổn. Chẳng hạn tạm “nắn vuốt” như bản dưới đây:
    Học trò muốn họa, kém gieo vần
    Đành phải để thày ít sắc xuân
    Gái giỏi phương Nam ham tắm biển
    Giai hiền nẻo Bắc mải đua chân
    Thăng Long lãng đãng trong hồn mộng
    Nam Sách vùi vầy thỏa tấm thân
    Rượu nếp rượu thày cứ uống
    Buồn thơ may cũng giảm đôi phần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy lại thiếu mất một từ trong câu thứ 7 rồi:
      "Rượu nếp rượu thày cứ uống"

      Xóa
  8. Bà chị lại soi quá kỹ, chẳng qua vội lên Thầy em mới sót vô tình thôi. Em thay mặt thầy xin lỗi chị đồng hương nhế!

    Trả lờiXóa