Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Lại bàn về ý và tứ


Đọc Tri Ân thấy có bài tranh luận lại với bài “ý và tứ trong thơ” của Đỗ Đình Tuân. Ở bài ấy Đỗ Đình Tuân mới chỉ nêu khái niệm thế nào là “ý” và thế nào thì lại gọi là “tứ”. Đấy là những khái niệm về cơ bản đã được nhiều người nhất trí rồi. Thanh Dạ đưa ra một khái niệm mới để tranh luận lại như thế là rất tốt. Những ý kiến trái chiều, phản biện bao giờ cũng là những tiền đề để “trí tuệ con người” vận động trong quá trình đi kiếm tìm chân lý. Trong cuộc sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực chính trị thì chân lý thường thuộc về kẻ mạnh. Hít le là tác giả nổi tiếng của câu nói “Chân lý thuộc về kẻ mạnh”. Nhưng chữ chân lý mà Hít le dùng đã chuyển nghĩa và đồng nhất với “kẻ được, kẻ thắng”. Chân lý không còn cái nghĩa nguyên thủy của nó là “lẽ phải” là "sự thật khách quan” không thể không công nhận.
Còn trong khoa học thì lại khác hoàn toàn. Chân lý rất nhiều trường hợp lại không thuộc về kẻ thắng, không thuộc về số đông. Trong suốt thời kỳ trung cổ nhà thờ giữ độc quyền chân lý. Họ khẳng định trái đất hình vuông và là trung tâm của vũ trụ (thuyết địa tâm). Nhưng các nhà thiên văn như Ga li lê, Cô Béc Nic thì lại khẳng định trái đất hình tròn và mặt trời mới là trung tâm vũ trụ (thuyết nhật tâm). Cả hai nhà bác học này đều bị nhà thờ đưa lên giàn hỏa thiêu vì tội tuyên truyền “tà giáo” chống lại nhà thờ. Vậy là ở thời ấy, các ông là những người thua. Nhưng chính các ông mới là người nắm giữ chân lý. Điều này chứng tỏ một chân lý thực sự là: “Không thể lấy máu mà dìm được chân lý”.
Nếu trên sân chơi làng Tri Ân mà lại có những cuộc tranh luận về văn chương thì thật là quá tuyệt vời. cho nên điều đầu tiên là Đỗ Đình Tuân rất hoan nghênh tinh thần nói thẳng, nói thật cái quan niệm của mình tham gia thảo luận. Đỗ Đình Tuân cũng không bao giờ giám “độc quyền chân lý” mà cũng chỉ trình bày thành thật những suy nghĩ và cách hiểu của mình mà thôi. Rất mong mọi người cùng tham gia thảo luận. Đỗ Đình Tuân nghĩ đó là cách tốt nhất để chúng ta giao lưu và học hỏi thật sự ở nhau.
Còn riêng ý kiến của Thanh Dạ thì tôi tạm suy nghĩ như sau: quan niệm về “tứ” của Thanh Dạ là có khác với quan niệm về “tứ” của Đỗ Đình Tuân. Đỗ Đình Tuân thì quan niệm một cách dứt khoát rõ ràng: Ý là một nội dung mang tính khái quát trừu tượng. còn tứ là một dạng thức tồn tại cụ thể của ý (ý được gói trong một hình ảnh cụ thể).Ý giống như “người” ở dạng khái niệm: một loài sinh vật cao cấp, có ý thức, có n thuộc tính kèm theo nữa. Còn “tứ” là con người ở dạng cá nhân, là con người ở dạng cụ thể. Người là một “Ý” chung cho 7 tỷ người đang tồn tại trên trái đất. còn “tứ” thì chỉ như một con người cụ thể: là Đỗ Đình Tuân, là Thanh Dạ...Còn quan niệm của Thanh Dạ thì tôi thấy nó chưa được rõ ràng lắm. Tôi đọc đi đọc lại vẫn chưa thấy sự phân biệt giữa “ý” và “tứ”. Hình như theo Thanh Dạ thì ý và tứ không tách nhau ra được, nó gắn bó với nhau như hình với bóng. Nhưng “ý” là hình, “tứ” là bóng” hay ngược lại thì cũng phải chỉ cho rõ. Mệnh đề tiếp theo của Thanh Dạ: “Từ ý đến tứ là có sự gia công sâu hơn về ý tưởng và nghệ thuật”. Nhưng thế nào là “gia công sâu hơn về ý tưởng và nghệ thuật?” thì lại là một đánh đố người đọc. Đem một mệnh đề chưa rõ ràng để giải thích một mệnh đề khác thì người đọc mông lung lắm.
Hai bài thơ Thanh Dạ đem ra minh họa đều là hai bài thơ cùng một tứ. Đều được cấu trúc theo lối tả-bình. Hai câu trước tả, hai câu sau bình. Bài trước và bài sau chỉ thay đổi có hai câu bình. Đó là sự thay đổi góc nhìn từ về một thằng “hèn” sang góc nhìn về một “người hùng”. Ở đây chỉ là sự thay đổi về ý. Nói cho đúng thì đây là hai bài thơ có một vỏ bọc ngoài các ý thì giống nhau nhưng ý bọc bên trong thì lại lại khác nhau. Để làm rõ hơn về sự khác nhau giữa "ý" và "tứ" tôi xin dẫn ra dưới đây 2 câu tục ngữ và một bài thơ ngược lại với hai trường hợp trên: Vỏ bọc ngoài thì khác nhau nhưng ý gói trong thì lại giống nhau:
-Bụt chùa nhà không thiêng
-Dao sắc không gọt được chuôi
                           (Tục ngữ)
-Lặng lẽ trên bàn mà cháy
Mà soi sáng xung quanh
Chỉ thương cây đèn ấy
Không sáng nổi chân mình
                      (Trần Đăng Khoa)
Cái ý chung của nó là rất gần nhau, nếu không nói là giống nhau, nhưng hình tượng mà nó ký ngụ lại hoàn toàn khác nhau. Đó là “Bụt chùa nhà”, là “con dao sắc” là "ngọn dèn dầu”. Hiểu như vậy ta có thể suy ra thực chất của quá trình sáng tạo thi ca là tìm ra tứ mới. Quá trình sáng tạo những tứ mới trong thơ từng diễn ra như thế nào tôi xin trình bày ở những bài sau. Tạm thời xin khất.

Chí Linh 28/10/2011
Đỗ Đình Tuân


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét