Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Chuyện làng văn - CON ĐƯỜNG ĐẾN VỚI THƠ

 
Nguyễn Minh Tư

Giao lưu trong làng văn của TRI ÂN CUỘC ĐỜI, tôi thấy cứ tủi tủi thế nào ấy. Từ cao niên, tuổi “thất thập cổ lai hy” đến các cháu thành niên tuổi thanh xuân, tôi là người ít “chữ nghĩa” nhất, không được học hành bài bản, tử tế. Người ít nhất cũng học hết chương trình văn học phổ thông. Người cao nhất tốt nghiệp Đại Học Tổng Hợp Văn, còn lại là Sư Phạm  Văn. Tôi chẳng so sánh với ai được vì không có hạng…Như đã viết trong ký ức xưa: Tôi vốn là kẻ thất học! Mãi đến năm 1960 tôi mới được nhà nước cho học Bổ Túc Công Nông tại trường BTCN Đông Triều.
Năm thứ nhất học xong cấp hai (Lớp 5,6,7)
Năm thứ hai và ba học xong cấp ba (Lớp 8,9,10)
Cấp ba trường chia thành 3 ban: Ban toán lý, ban sinh hóa, ban văn sử địa. Tôi rất thích môn văn, nhưng tôi lại xin học ban toán lý, vì tôi cảm thấy mình không có năng khiếu về văn chương. Suốt cả 3 năm tôi học ở BTCN, văn chương học chẳng đáng là bao. Nếu được "cưỡi ngựa xem hoa" thì chắc cũng tàm tạm. Đằng này “cưỡi ngựa xem cây” nên đã thấy hoa đâu. Vì thế mà chưa cảm nhận được cái hay cái đẹp…của văn thơ.
Khi còn công tác tôi cũng liều mình làm mấy bài gọi là thơ đọc nghe cũng tàm tạm. Bạn bè bảo tôi “Ông học toán mà làm thơ hay gớm!, mấy ông bà dạy văn chẳng thấy làm thơ”. Tôi trả lời: “Các ông đừng nói vậy, hơi quá đấy Các thày ấy được học bài bản, tử tế đấy! Thuộc nhiều tác phẩm thơ, văn của các tác giả trong và ngoài nước. Dạy ở phổ thông, chủ yếu các thày ấy chỉ lo việc “giảng” cho học sinh hiểu các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn thôi, chứ có thời gian đâu mà lo sáng tác cơ chứ!...Vả lại muốn làm được thơ cũng cần có một chút năng khiếu. Tôi học thiên về toán lý, nên được rèn luyện nhiều về khả năng tư duy. Cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng có nói: “HỌC TOÁN LÀ HỌC TƯ DUY.DẠY TOÁN LÀ DẠY TƯ DUY”. Có tư duy tốt lại có thêm một kiến thức cuộc sống nữa, thì có thể làm tốt mọi việc”
Năm 2002, về hưu tôi quyết định rời bỏ hoàn toàn cái nghề mà tôi đã theo khoảng 40 năm qua (1963-2002), bước vào một lĩnh vực mới mà tôi cũng mơ từ khi còn đi học, đó là: Học Hán Nôm để hiểu thêm ngữ nghĩa, học làm thơ vườn cho khuây khỏa và thư giãn.
Rất may từ khi có BLOG Tri Ân Cuộc Đời ra đời (Tháng 7/ 2010) Tri Ân đã tiếp thêm cho tôi nghị lực để vượt khó vươn lên. Đồng thời cũng qua Tri Ân tôi học hỏi được rất nhiều của các thày giáo, cô giáo và học sinh trong “XÓM TRI ÂN”.
Con đường đến với THƠ của tôi là như vậy. Viết văn thì em “hổng” dám đâu. Rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các bậc tiên sinh.
 
huudoandongtrien 9-10-2011

2 nhận xét:

  1. Kính thưa Thày!
    Trò trộm nghĩ, TRI ÂN CUỘC ĐỜI là sân chơi nghĩa tình, là nơi để thày trò và các thành viên từ già đến trẻ giao lưu tình cảm, chia sẻ tâm trạng, không phải nơi để thi tài. vì vậy chúng ta cứ chơi hết mình, đóng góp hết sức mình. Blog TRI ÂN CUỘC ĐỜI đã nhận được sự đóng góp rất tích cực của các thày cô: Đỗ Đình Tuân, Nguyễn Minh Tư, Nguyễn Thị Cẩm Tú, Nguyễn Dự. Trong "xóm Tri Ân" còn rất nhiều thày chỉ dạy toán, dạy Lý cũng đã chơi hết mình như thày Nguyễn Đức cảnh, thày Đỗ Đức Mạnh, Thày Nguyễn Văn Thịnh (Thày Thịnh là thư ký nhiệt tình của cô Cẩm Tú) và nhiều thành viên khác chỉ là những người lính chưa được học đại học, nhưng đều cũng chơi hết mình. Mong thày đừng quá Cả nghĩ để còn tiếp tục đóng góp cho trang Blog Tri Ân. Những bài thơ vui, thơ tình và đặc biệt là Sở trường dịch thơ chứ Hán của thày Minh Tư đã góp thêm sắc màu cho Blog Tri Ân đấy ạ. Tri Ân đang chờ những phần tiếp theo CHUYỆN ĐỜI TÔI của Thày. Trò kính chúc Thày luôn vui, khỏe!
    Trò Hương

    Trả lờiXóa
  2. Học VĂN,DẠY VĂN là TIẾP THU CÁI CỦA NGƯỜI TA và nói về cái CỦA NGƯỜI TA .Còn VIẾT VĂN,LÀM THƠ,LÀM NGHỆ THUẬT LÀ SÁNG TẠO,LÀ SẢN XUẤT RA SẢN PHẨM BẰNG CHÍNH VẠT LIỆU CỦA RIÊNG MÌNH .Vì vậy hễ ai có nhiều VỐN SỐNG,CÓ TÂM HỒN,CÓ TÌNH YÊU CUỘC SỐNG là đều có thể trở thành nhà thơ,nhà văn.Trước CM8 có trường dạy viết VĂN,LÀM THƠ đâu mà vẫn có bao nhiêu nhà thơ,nhà văn nổi tiếng :NGUYỄN DU,NGUYỄN KHUYẾN,TÚ XƯƠNG,NGÔ GIA VĂN PHÁI V.V...Những người học tự nhiên mà chuyển sang làm văn học,nghệ thuật...nhiều khi lại rất độc đáo:nhà thơ HUY CẬN là một thí dụ (Ông vốn là một kỹ sư NÔNG NGHIỆP) .Vì vậy THÀY TƯ và các cư dân XÓM TRI ÂN
    đều có thể trở thành người VIẾT VĂN,LÀM THƠ,LÀM "PHÓ NHÒM"...xuất sắc khi ta đưa lại cho mọi người CÁI MỌI NGƯỜI CHƯA CÓ.Tôi rất phục THÀY ở mảng DỊCH THƠ CHỮ HÁN ĐÓ NHA ! ruoulanghop

    Trả lờiXóa