Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

VỀ Ý,TỨ TRONG THƠ


Bài này tôi viết sau khi đọc bài LẠI BÀN VỀ Ý VÀ TỨ của ĐỖ ĐÌNH TUÂN viết 27-10-2011 đăng trên DODINHTUAN'S BLOG. Thực ra, vấn đề là ở chỗ cần hiểu rõ Ý và TỨ đồng nhất ở chỗ nào và dị biệt ở chỗ nào. Như bài viết trước của ông Tuân có đưa ra một sự hình dung rằng Ý= XÔI, THỊT, BỎNG...để lộn xộn trong CÁI TÚI CHỮ+LỜI; Còn TỨ=XÔI, THỊT, BỎNG...được bao gói cẩn thận, kín đáo, đẹp đẽ...khiến người muốn ăn thì phải biết cách bóc, mở - nếu không khéo thì "xôi hỏng,bỏng không"...ấy chứ! Hình dung như vậy thì có nghĩa rằng Ý và TỨ chỉ khác nhau ở chỗ TỨ được bọc gói kỹ càng, đẹp đẽ hơn.
  Tôi cho rằng hình dung như vậy chỉ nói được cái bên ngoài của Ý và TỨ. Thực ra khi Ý được thể hiện bằng CÁI VỎ "cẩn thận, kín đáo, đẹp đẽ" thì nó đã làm cho XÔI, BỎNG, THỊT...mang một phẩm chất khác (vì ngôn ngữ là vỏ của tư duy - nó đi từ nội dung tư duy ra). Do vậy, cùng một Ý mà mỗi người diễn đạt rõ hơn, sâu hơn, khác hơn, độc đáo hơn...Nó tùy thuộc vào chiều sâu nhận thức và cảm thụ của người viết. Vì thế, tôi cho rằng TỨ =Ý ĐƯỢC DIỄN ĐẠT ĐỘC ĐÁO CỦA MỖI NGƯỜI THƠ .Ý thì ai cũng có thể nghĩ ra được. Song để trở thành TỨ thì đâu phải ai cũng làm được ?Vì những lẽ trên tôi mới nói rằng muốn biến Ý (chợt xuất hiện trong đầu - đối với người mới làm thơ) thành TỨ thì "phải có sự gia công sâu hơn về ý tưởng và nghệ thuật" - Tức là đào sâu suy nghĩ hơn về chiều sâu, về các khía cạnh của Ý và tìm ngôn từ ...thể hiên cho chuẩn xác, phù hợp. Từ điển Tiếng Việt do Trung Tâm Từ Điển Ngôn ngữ Hà Nội VN có định nghĩa: TỨ= Ý của bài thơ nảy ra trong quá trình nhận thức, cảm thụ, phản ánh hiện thực (trang 1054). NHẬN THỨC, CẢM THỤ, PHẢN ÁNH...đều thuộc về trình độ CÁ NHÂN các THI NHÂN đó sao? 
TD  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét