Ngoài nỗi buồn khổ vì “lỡ dịp công danh”, Nguyễn Ứng
Long còn mang nỗi buồn khổ của một con người sống trong thời loạn...Suốt trong
thời vua Duệ Tôn, nhà vua dường như dồn toàn bộ sức lực của Đại Việt cho việc
đi đánh dẹp Chiêm Thành. Nhưng do ương bướng, cố chấp ý mình, không nghe lời
khuyên can của nhiều vị cận thần, lại chủ quan khinh địch nên Duệ Tôn đã trúng
kế của Chế Bồng Nga. Nhà vua tử trận, nhiều cận thần bị chết theo. Quân Đại Việt
bị đánh tan tác. Trần Phế Đế (con Duệ Tôn) kế vị nhưng tiếp thu một gia tài trống
rỗng. Đất nước lâm vào tình trạng loạn lạc liên miên. Quân Chiêm Thành thường
xuyên ra quấy nhiễu bắt người cướp của ở các tỉnh phía Nam. Ngày 6 tháng 11 năm
Đinh Tỵ (1377) quân Chiêm Thành tấn công ra Bắc. Chúng đánh thẳng vào kinh sư,
vơ vét của cải, đốt phá kinh thành. Sau 6 ngày chúng lại rút quân về. Tháng 6
năm Quý hợi (1383) quân Chiêm Thành lại theo đường núi đánh ra Đại Việt. Kinh
sư kinh động. Thượng hoàng chạy sang Đông Ngàn. Mãi tháng 12 chúng mới rút về.
Tháng 10 năm Kỷ Tỵ (1389) Chiêm Thành lại đánh ra Thanh Hóa, quân ta thua liểng
xiểng. Thừa thắng chúng tiến quân ra Bắc. Trần Khát Chân được cử đi chống giữ.
Đến sông Đại Hoàng thì gặp quân Chiêm. Thấy thế giặc mạnh, Trần Khát Chân phải
quay về cố thủ ở Hải Triều (sông Luộc)...Trong nước cũng nhiều nơi nổi dậy chống
lại triều đình. Lớn nhất là cuộc nổi dậy của Phạm Sư Ôn. Tháng 12 năm Đinh Tỵ
Phạm Sư Ôn, Nguyễn Tông mại, Nguyễn Khả Hành, tụ họp bè đảng ở Quốc Oai rồi
đánh vào Kinh Sư. Hai vua phải chạy sang Bắc Giang. Sư Ôn đóng trong kinh thành
ba ngày rồi rút về Nộn Châu (vùng Quốc Oai). Sau Hoàng Phụng Thế đi đánh dẹp được.
Nhờ có sự may mắn, một tiểu thần của Chế Bồng Nga, do
bị đánh đập đã trốn sang bên ta báo cho Trần Khát Chân biết thuyền của Chế Bồng
Nga. Trần khát Chân cho đội cung tên tập kích và bắn chết được. Quân ta cắt lấy
đầu rồi sai Lê Khắc Khiêm đem về báo công với thượng hoàng đang ở hành tại Bình
Than. La Ngai, đại tướng quân Chiêm, thiêu xác Chế Bồng Nga rồi rút quân về nước.
Đại Việt tạm qua cơn nguy biến. Nhưng quyền lực lại đã thâu tóm cả vào trong
tay Hồ Quý Ly.
Thời buổi loạn ly ấy đã in dấu vào trong thơ Nguyễn Ứng
Long. Đó là nỗi đau lòng khi nghe tin giặc Chiêm sang cướp phá:
Gió tây tỉnh
mộng tin về
Phía nam mấy
quận tai nghe quặn lòng
(Bài 47: Trao đổi với kiểm chính Hồng Châu)
Là niềm hy vọng sớm trừ được giặc Chiêm:
Tin tốt nay
mai vào sẽ hỏi
Ngày nào bắt
được Quỷ Chương nghe?
(Bài 40: Mùa đông năm Xương Phù thứ nhất (1377) tôi từ
Nhị Khê
đến
ngụ tại nhà khách ở phía nam thành)
Rồi cảnh ông phải chạy vào trong núi sâu tránh giặc:
Suốt ngày
trong núi rượu triền miên
Nguy hiểm
ngoài đường ngại chẳng lên
Xót mẹ tuổi
già nghìn dặm cách
Thương ta
lánh nạn một thân tuyền
Đất trời
gió bui lo suông vậy
Lam chướng
núi rừng mệt mỏi thêm
Canh cánh nỗi
lòng da diết nhớ
Đêm nhìn
Ngưu Đẩu ngóng trung nguyên.
(Bài
1: Lánh giặc trong núi)
Là
nỗi buồn của ông trước cảnh kinh thành bị đốt phá hoang tàn:
Huống lại điêu tàn sau lửa chiến
Trông vời trời tạnh ngậm ngùi vay.
(Bài
7: Chiều thu đứng trông)
Là
niềm mong mỏi đất nước thanh bình
Xin nhờ trời ánh đêm quang
Thấu soi muôn nỗi trần gian khổ sầu
Ngày vui đất nước đến mau
Năm Hồ mộng lại cùng nhau thả thuyền.
(Bài
51;Cảm xúc nhân tiết trung thu)
Và
sau hết là niềm vui ông được trở về với mái nhà cũ, vườn xưa:
Sau loạn về mái nhà xưa
Đứa con sáu tuổi đã ưa sách đèn
Chim kêu hoa rụng trước thềm
Ngõ sâu gió lạnh mộng tàn song trưa
Hướng nhàn lòng hết âu lo
Học càng sâu rộng càng thư thái người
Chạy theo vật dục kệ đời
Chí nhàn ta đã toại rồi ở yên.
(Bài
13: Thú quê nhà)
Có
lẽ lúc này thì bà Trần Thị Thái và nhạc phụ Trần Nguyên Đán đều đã qua đời. Các
con phải trở về sống với ông. Gánh nặng gia đình ấy hình như đã làm ông gắn bó
với cuộc sống đời thường hơn:
Một túp lều con thân khả dung
Trồng cây ghi chép dậy con dùng
Vun trồng ai giỏi hơn xuân chúa
Sinh trưởng đâu bì kịp hóa công
Ôm sách dưới lùm trưa ngả giấc
Say sưa bên đóa đón nồm đông…
(Bài
54: Họa thơ Phạm Cố Sơn)
Và
lòng ông lúc này dường như cũng thấy nhẹ nhõm hơn đôi chút:
Nhà tranh xuân mãi đẹp thay
Cửa sài khách lại qua đây dễ tìm
Gió trưa giấc ngủ êm đềm
Hồn thơ gợi hứng từ rèm mai sang
Dở hay không đến cửa nhàn
Dậy châm hương gảy cây đàn ngày
xưa.
(Bài
26: Quán khách)
Và
thơ ông ta cũng thấy tươi tắn hẳn lên:
Thôn quê ai bảo đời đơn bạc
Dâu tốt quanh nhà lá biếc xanh.
(Bài
53: Cảm hứng ở xóm núi)
( Còn nữa )
Đỗ Đình Tuân
Rất tốt .Viết tiếp đi nhá !
Trả lờiXóa