Núi Báo Đức
*
Đọc
thơ Nguyễn Phi Khanh thấy đúng là năm 19
tuổi ông đã đi thi và đỗ tiến sĩ. Đó chính là năm Giáp Dần (1374) niên hiệu
Long Khánh thứ 2, thời vua Duệ Tôn. Bởi có đến hai bài thơ ông nhắc tới chuyện
này. Bài thứ nhất là bài “Thiên Trường thí hậu hữu cảm” (Cảm xúc sau kỳ thi ở
Thiên Trường”. Về kỳ thi ấy thì Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa xuân, tháng
2, thượng hoàng ở cung Trùng Hoa phủ Thiên Trường. Thi đình các tiến sĩ, cho Đào
Sư Tích đỗ trạng nguyên, Lê Hiến Phủ đỗ bảng nhãn, Trần Đình Thâm đỗ thám hoa,
cho bọn Tu La đỗ hoàng giáp cập đệ và đồng cập đệ; đều cho ăn yến và mặc áo
xấp, cho xuất thân theo thứ bậc khác nhau”.
Bài
thơ của Nguyễn Ứng Long (từ đây xin dùng tên cũ của Nguyễn Phi Khanh) không nói
đến chuyện đỗ đạt mà chỉ nói nỗi lòng ông sau khi thi xong:
Sáng
nay chính lúc đau lòng nhất
Quá
nửa xuân hơn bỗng nhớ nhà.
(Bài 22:Cảm xúc sau kỳ thi ở Thiên
Trường)
Bài thứ hai
là bài “Thu trung bệnh” (Bài 25:Ốm giữa mùa thu) ông có nhắc lại một câu “Long Khánh nhị niên tân tiến sĩ” (Trở thành vị tiến sĩ mới vào năm
Long Khánh thứ hai). Qua hai chi tiết này cho ta biết năm 1374 ông có đi thi và
chỉ đỗ tiến sĩ thôi. Những cuộc thi tiếp sau, được tổ chức vào các năm 1381 và năm1384
nhưng cũng đều không thấy nói đến việc Nguyễn Ứng Long đỗ bảng nhãn.
Tuy
đỗ tiến sĩ nhưng ông lại không được bổ dụng. Lý do chỉ là vì “Bọn ấy lấy vợ con
nhà phú quý, là kẻ dưới mà phạm người trên, bỏ không dùng” (Lời thượng hoàng Trần
Nghệ Tông). Như vậy thì câu chuyện tình giữa anh gia sư Nguyễn Ứng Long với cô
học trò Trần Thị Thái đã xẩy ra trước năm 1374 rồi. Có một điều lạ là nhà quan
Tư đồ Trần Nguyên Đán có hai cô tiểu thư lá ngọc cành vàng thì cả hai Trần
Nguyên Đán đều chọn cho mỗi cô một thày giáo là nho sĩ bình dân ? Cô chị là
Nguyễn Ứng Long và cô em là Nguyễn Hán Anh. Giữa cái thời “nam nữ thụ thụ bất
thân”, con gái nhà lành thường phải “cấm cung”, thì Trần Nguyên Đán lại giao mỗi
cô cho một thày giáo trẻ “kèm cặp”. Thế chẳng quá bằng xui là gì? Kết quả là cả
hai cặp “thày trò” ấy đều “ làm thơ nôm ghẹo nhau”, rồi yêu nhau và thành vợ
thành chồng. Cặp Nguyễn Ứng Long và Trần Thị Thái thì “nghiêm trọng” hơn vì để
lại hậu quả làm cô Thái có bầu. Nguyễn Ứng Long sợ quá phải bỏ trốn. Trần
Nguyên Đán có lẽ cũng nhận ra phần “trách nhiệm” của mình (?) nên mới không quở
trách gì, cho người đi tìm về, rồi tác hợp
cho đôi trẻ. Ông chỉ yêu cầu Ứng Long phải học hành đỗ đạt, làm nên sự nghiệp để
được tiếng tốt về sau.
Nhưng
đỗ dạt rồi, Nguyễn Ứng Long lại bị bỏ rơi. Tâm trạng ông ôm nặng
một nỗi buồn u uất, khó nguôi ngoai. Đây là tâm trạng của ông chừng nửa năm sau
ngày thi đỗ :
Bao
chuyện không thành sầu chất dạ
Canh
tàn trằn trọc mắt trơ trơ
(Bài 25: Ốm giữa mùa thu)
Trở về làng quê ông vẫn sống trong
một tâm trạng nặng nề như thế, chỉ còn biết lấy rượu và thơ để giải sầu:
Vừa
uống vừa ngâm rót cạn chai
Nỗi
niềm sâu kín ngỏ cùng ai
Vườn
xưa mưa ít cúc bông muộn
Lối
rậm người đi thu sắc phai
Sau
hội Long Sơn chừng có dịp
Lòng
về Bành Trạch chính đây rồi
Triền
miên muôn việc dành say một
Ao
Phượng thân này như đến nơi.
(Bài 41: Ở quê uống rượu một mình)
Thậm chí đến nhiều chục năm sau, trong đêm vắng
một mình, ông vẫn còn cảm thấy xót xa:
Khó tan sầu mới hờn xưa
Nỗi
lòng nam bắc trong mơ giật mình
Không
người trăng cũng buồn tênh
Đêm
đêm thu đến chạnh tình xót thương.
(Bài 68: Đêm thu)
Tâm
trạng ấy khiến ông sống như một người vất vưởng. Khi ở quê chỉ thấy ông say và ngủ:
Nhàn
rỗi tênh tênh thêm túy lúy
Đường
đời man mác lại say sưa
Tỉnh
ra đày tớ cho theo gót
Ai
gặp toàn hay chuyện lúa ngô.
(Bài 9: Thú Quê nhà)
Khi
lên Hòe phủ lại thấy ông chỉ ngủ và say:
Khách
nơi hòe phủ dạ chim đồng
…
Sầu
dạ khuyên ta cạn chén nồng
Chiếc
gối bên song khi đẫy giấc
Viết
bài thơ mới dạy nhi đồng.
(Bài 11: Khiển hứng ngày thu)
Ông
tự thẹn trước cảnh sống nhàn rỗi và vô tích sự ấy của mình:
Thói nhàn khó được đời ưa
Thẹn thùng chẳng giám điểm tô chi
mình
Thông già cúc muộn Uyên Minh
Cây đơn Tử Mỹ cũng đành vậy thôi
(Bài
35: Phụng họa thơ tướng công Băng Hồ gửi Đỗ Trung Cao)
Mỗi
lần gặp bạn cũ là lại chạnh lòng:
Bây giờ tuyển dụng đôi nơi
Nhớ ngày cùng học cùng ngồi dự thi
Chia tay lúc tiễn nhau về
Hẹn nhau gắng sức đợi khi vua dùng.
(Bài
3: Gửi bạn đồng niên họ Trương)
Mừng
bạn được bổ dụng, trong lòng ông dường như cũng có háo hức lên chút ít nhưng rồi
lại phảng phất hoài nghi:
Xương Phù nay thấy cử ba ông
Đã đem phong thái làm khuôn mẫu
Hãy lấy lòng trung động cửu trùng
Lưu lại thanh danh soi sáng mãi
Nhân gian ngã rẽ khói mây lồng
(Bài
20: Mừng ba quan ngự sử họ Tống, họ Lê, họ Đỗ).
Trong
hoàn cảnh ấy, người giành cho ông nhiều ưu ái nhất chính là nhạc phụ Trần
Nguyên Đán. So với Nguyễn Hán Anh ông được sống gần với bố vợ hơn:
Bên
tây hòe phủ ở gần
Thênh
thênh một mái thanh bần yên vui
(Bài 49:Lại trả lời thơ Hồng Châu)
Dường như không có chuyến du xuân
vãng cảnh nào mà Ứng Long không được cùng
đi. Những tiệc rượu mừng tiết đẹp…
trong dinh quan tư đồ, thấy Ứng Long đều có mặt và trong lúc vui say Ứng Long
cũng cười nói khá tự nhiên:
Mơ màng say tỉnh cùng thu đẹp
Hát váng cười to thật thỏa lòng
(Bài
31:Tháng chín trong bữa tiệc của tướng công Băng Hồ)
Tự
đáy sâu tâm hồn, Nguyễn Ứng Long rất tôn kính bố vợ. Trong thơ ông, Trần Nguyên
Đán hiện ra trước hết là một nhà chính trị trụ cột của triều đình tận tụy vì
dân, vì nước. Ừng Long luôn khẳng định một điều là lòng tôn kính của ông đối với
Trần Nguyên Đán không phải vì tình riêng mà chỉ là vì Trần Nguyên Đán thật sự
là một người đáng kính:
Trời dành quốc lão phò xương vận
Nước quý ba vua có cựu thần
Chúc tụng há vì riêng kẻ sĩ
Vì Người nghĩa cả dạ thương dân.
(Bài
52:Ngày Nguyên Đán dâng lên tướng công Băng Hồ)
Và
đồng thời với con người chính trị ấy, trong Trần Nguyên Đán còn có một con người
văn hóa rất hào hoa phong nhã:
Quen sống cùng hồ hải
Chuyên lo việc triều đình
Thơ nhã cùng chim cá
Câu hay lan chỉ thơm
(Bài
61: Theo tướng công Băng Hồ đi chơi sông mùa xuân)
Trần Nguyên Đán cũng là người hiểu ông và
thương ông hơn cả. Ông rất tiếc cho chàng con rể tài
cao mà sớm phải sống một cuộc đời như ẩn dật:
Câu
trăng ai sớm cầy mây
Nghìn
chung vạn mái của này phần ai ?
(Thơ
Trần Nguyên Đán, bài 39: Gửi tặng Nguyễn Ứng Long ở Nhị Khê)
Trần Nguyên Đán cũng chính là người
mà Nguyễn Ứng Long gửi gắm niềm tin cậy. Sống ở quê, chứng kiến những “tiêu cực
xã hôi” , bức xúc là ông lại làm thơ gửi
lên thay cho lời biểu tấu:
Lúa
đồng ngàn dặm đỏ như thiêu
Thôn
xóm than phiền chẳng chỗ kêu
Đất
rộng mênh mông đều nứt nẻ
Trời
cao thăm thẳm cứ trong veo
Tham
quan miệng lưỡi vơ hầu hết
Mầu
mỡ dân gian nửa đã tiêu
Dâng
áng thơ này thay biểu tấu
Hiện
đang nằm bệnh khó lai triều.
(Bài 38:Ở quê xúc động trước sự việc
xẩy ra gửi trình tướng công Băng Hồ)
Nhưng người mà ông có thể chia sẻ nhiều tâm sự
hơn cả có lẽ lại là Nguyễn Hán Anh, người anh em cọc chèo với ông. Trong những
dịp gần nhau, câu chuyện giữa họ thường miên man không dứt. Chỉ hết ngày hết buổi thì phải ngừng
thôi. Nhưng mong ngày sau lại tiếp tục:
Cửa sài
quét lá sai con trẻ
Ông đến
ngày mai chuyện tiếp theo.
(Bài 24:Đêm thu dậy sớm gửi kiểm chính Hồng Châu)
Gắn bó thế nên những cuộc tiễn đưa giữa họ thường rất lưu luyến:
Đêm qua trò chuyện trước đèn
Sáng nay gió sớm đã lên ngựa rồi
Mắt theo cửa Bắc trông vời
Lòng về đã gửi bên ngòi xứ Đông
Sân hòe chim thước ngóng trông
Lau thu biền biệt chim hồng nhớ thương
Chanh thơm nếp trắng rượu làng
Thương ta đơn độc còn vương bụi trần.
(Bài 55: Tiễn Nguyễn Hán Anh về Hồng Châu)
Có một điều lạ trong tình cảm của họ là, khi ở xa hễ cứ nhớ đến nhau là ốm
cũng khỏe dậy, trong lòng lại thấy hào hứng hăng hái lên:
Há vì trận ốm hao hào khí
Tỉnh dậy ngâm nga hát váng trời.
(Bài 56: Trong khi ốm nhớ Hồng Châu kiểm chính Nguyễn Hán Anh)
(Còn nữa)
Đỗ Đình Tuân
Nhìn chung đây là một bài viết khá công phu, cung cấp nhiều kiến thức và khám phá khá tinh về tâm trạng của tác giả. Tuy nhiên em thấy câu văn " Cô chị là Nguyễn Ứng Long và cô em là Nguyễn Hán Anh" chưa sáng nghĩa lắm. Cố nhiên đặt trong văn cảnh cụ thể người ta vẫn hiểu được nhưng dù sao đọc đến đó cũng vẫn thấy sàn sạn trong mạch văn ( Song Thu)
Trả lờiXóaĐể câu văn trong chuỗi lời (dòng ngữ lưu), trong văn ccảnh của nó thì không ai hiểu lầm cả. Nhưng nếu tách riêng ra thì ý nghĩa câu văn lại "chuyển giới". Mấy cô tiểu thư nhà cụ "Trần" bỗng thành đàn ông cả. Như thế thì văn càng "hiện đại" chứ sao? Bây giờ phụ nữ các nước người ta đang chuyển giới đầy. Như "Tri Ân cuộc đời" thích đọc theo lối "mỗi giờ chỉ nhấm độc có một câu" thì có thể đổi chữ "là" thành chữ "giao cho". Còn đọc văn bình thường như ta ăn rau muống,cứ từng "nút đó" một mà cho vào mồm nhồm nhoàm nhá nhuốt thì để nguyên. Vẫn không thấy có cảm giác "sạn".
Trả lờiXóaKhông nên CÃI NHAU nữa .HAY ĐẤY; Viết tiếp đi NHÁ !
Trả lờiXóa