Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Chí Linh phong vật chí (tiếp theo)

  (từ trang 12 đến khoảng 1/3 trang 15)

                               NÚI CÔN SƠN

Dịch âm:
Tiên tòng Chi Ngại thuyết Côn Sơn
Phượng Nhãn tiên bi thạch bất san
Thạch bích liên không văn mạc mạc
Thạch tuyền phún ngọc thúy sàn sàn
Tinh khai kim trướng lâm huyền vũ
Thiên thực kỳ lân túng thế gian
Ngọc Kiều thạch động yêu minh nguyệt
Tăng viện thiên am hám bích than
Cảnh vật bất phàm dù chí cổ
Yên hà môi kỷ đạt nhân nhàn.

Dịch nghĩa:
Bắt đầu tòng Chi Ngãi nói về núi Côn Sơn
Trước thuộc huyện Phượng Nhãn bia đá hãy còn
Vách đá ngất trời tấng mây bày lơ lửng
Suối trong như ngọc dòng nước chảy rì rầm
Về phương Bắc có núi Kim Tinh (1) bày rộng ra
Trên núi hình như con kỳ lân đứng sừng sững
Núi có Thấu Ngọc, động Thanh Hư ánh trăng soi tỏ
Lại có am viện của các thày tu nhòm xuống suối nước biếc
Cảnh vật quý báu trong sách xưa đã có chép
Thú yên hà đã làm cho bao khách nhàn ngâm thưởng.

Tạm dịch là:
Chi Ngại đầu tiên kể núi Côn
Bia xưa Phượng Nhỡn đá chưa mòn
Chọc trời vách đá từng mây lửng
Phun ngọc suối thanh mạch nước ròn
Huyền vũ mạch về sao rải rác
Kỳ lân đứng sững núi chon von
Ngọc Kiều, Thanh Động trăng trong rọi
Tăng viện thiên am thác biếc nhòm
Cảnh đẹp còn ghi trong địa chí
Khách nhàn vui thú nước cùng non

(1): Kim Tinh: theo nhà địa lý cổ thì những núi hay giống hình tròn thì gọi là Kim Tinh.

Núi Côn Sơn ở địa phận tổng Chi Ngãi, trước thuộc huyện Phượng Nhỡn xứ Kinh Bắc, có bia đá ghi chép hãy còn. Mạch núi từ phương Bắc dẫn lại có núi hình Kim tinh mở rộng, núi này hình như con kỳ lân đứng sững. Núi có động cổ, trong động rộng lớn, gọi là động Thanh Hư, dưới có suối đá, nước thường chảy rì rầm không cạn,(?) gọi là cầu  Thấu Ngọc. Sách... (1) nói sách An Nam chí đều cho là “trên núi có động Thanh Hư, cầu Thấu Ngọc là cảnh tuyệt đẹp ở trần gian” tức là nơi này. Dười chân núi rộng rãi, phẳng lạt như chiếu trải, các núi bên phải, bên trái lớp lớp bao quanh. Núi Yên Phụ cách xa hơn trăm dặm, sừng sững đối lập như ở trước mặt. Trên dưới có áoắc nước trong suốt, có suối ở hai bên chảy qua phía trước, dòng nước quanh co, cách núi độ vài chục dặm chảy vào sông lớn. Lên núi ngắm trông rất là sướng mắt, thật là cái thú lâm tuyền của một vùng. Pháp Loa là vị thánh thứ hai của tám lâm Trúc thiền sư đời Trần lập am ở đó. Đến đời vua Minh Tông, có trạng nguyên Lý Đạo Thành, tự là Thượng Huệ, tên hiệu là Huyền Quang, quê ở xã Vạn Ty, huyện Gia Lâm (?) từ chức về tu ở chùa trên núi Yên Tử, thuộc huyện Đông Triều được 3 năm, có chiếu vời về kinh đô làm đàn chay 7 ngày 7 đêm. Khi xong việc, người lại trở về chùa ở núi Côn Sơn. Vì cảm hứng ông có viết bài thơ bằng thể thơ 5 chữ như sau:
Vũ quá thiên sơn tĩnh
Phong lai nhất mộng lương
Cập quan trần thế giới
Khai nhãn tứ mang mang.
Dịch nghĩa:
Mưa xong ngàn núi tĩnh mịch
Gió lại giấc mộng thanh sáng
Tỉnh ra ngẫm xem cõi trần tục
Trong tâm hồn cảm thấy lòng bâng khuâng
Tạm dịch là:
Mưa xong ngày núi sạch ngay
Gió đâu đưa lại tỉnh ngay giấc mòng
Cõi trần ngảnh lại mà trông
Buông xa tầm mắt trong lòng bâng khuâng.

          Đến ngày 22 tháng giêng âm lịch thì Người về chốn Niết Bàn, tức là cõi Phật, thường có hiển ứng, nên các triều đại đã chi chuẩn ban sắc cho xã sở tại phụng thờ, dần thành một chốn danh lam.                               

Đến cuối đời Trần, quan Đại tư đồ Trần Nguyên Đán, biệt hiệu là Băng Hồ Công cũng từ quan về ở núi này.
Đến đầu triều Lê, quan chỉ thừa quan phục hầu Nguyễn Trãi, biệt hiệu là Ức Trai tiên sinh cũng tới làm nhà ở đây. Các thơ ca đề vịnh của ông thường thường thấy ở các tập sách Nam Việt quần thần.
Vua Lê Thánh Tông qua chơi núi Côn Sơn, có ngự chế bài thơ như sau:
Tĩnh thổ lâu đài cảnh trí kỳ
Cổ nhân trần tích dĩ y hi
Nhất thiên thảo mộc cùng ngu thưởng
Bất tận giang sơn nhập chỉ huy
Đại hữu phế hưng kim thị tích
Sự vô ký tái thị dữ phi
Hành trung thặng hữu nhàn tư lạc
Phân phó tăng đồng ý tự tri.
Dịch nghĩa:
Lâu đài trên không, đất im lặng, cảnh đẹp lạ
Dấu cũ người xưa vẫn còn phảng phất
Cây cỏ một vùng giúp cho ta ngâm hứng
Non nước bao la cũng trong mắt ngắm trông
Đời có thịnh suy đến nay coi sởi (?) trước
Việc không ghi chép biết chăng đúng hay sai?
Trong cuộc du hành được nhàn là vui thích
Dặn dò chú tiểu sẽ tự hiểu ý đó của ta.
Tạm dịch là:
Khoảng vắng lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa dấu cũ vẫn còn đây
Bao la cảnh đẹp non cùng nước
Lai láng tình thơ cỏ lẫn cây
Đời có thịnh suy nay rứa trước
Việc không ghi chép đúng hay sai
Cuộc đời cảm thấy nhàn là thú
Ướm hỏi tăng đồng ý có hay ?

Xem thơ trên của Lê Thánh Tông có ngụ ý cảm khái. Hiện nay kê cứu câu thơ của hai ông (2) thì không còn nữa, chỉ còn thấy ngôi chùa và am cổ mà thôi. Trước đây mỗi năm đến mùa xuân, trai thanh gái tú của địa phương này đến xem hội đường đi như mắc cửi, thực là một ngày hội vui của vùng này.

(1): Sách… chỗ này nát mất ba chữ. Đợi kê cứu sau (ND)
(2) : Hai ông : chỉ Trần Nguyên Đán và Nguyễn Trãi.

11/12/2013
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét