(Trang 11 và 12)
PHONG
CẢNH NHÂN VẬT HUYỆN CHÍ LINH
PHONG CẢNH TRONG HUYỆN CA
Dịch
âm: Chí Linh bách lý phân cương giới
Địa chí
tàng tiềm minh ký tái
Đông liên
Hiệp Sơn thủy trung lưu
Tây tiếpThanh
Lâm giao dã ngoại
Năm tức
Thanh hà dữ Thanh Lâm
Bắc liên Lạng
Giang đồ cụ tại
Thất tổng
phân cư giám đại xuyên
Hà Nam,
Hà Bắc cổ danh truyền
Thôn xã sổ
cai lục thập ngũ
Bán cư sơn
dã bán bình điền.
Dịch
nghĩa:
Huyện Chí Linh trăm dặm dây chia rõ
bờ cõi
Sách địa chí từ xưa đã ghi chép rõ
ràng
Phía đông liền huyện Hiệp Sơn giữa
có dòng sông
Phía Tây giáp huyện Thanh Lâm ngoài
cánh đồng rộng rãi
Phía nam tức là huyện Thanh Hà với
huyện Thanh Lâm
Phía bắc tới phủ Lạng Giang bản đồ
còn đó
Bảy tổng chia ra ở hai bên sông lớn
Hà Nam, Hà Bắc tên gọi xưa còn truyền
lại
Gồm có 65 thôn xã
Nửa ở miền rừng núi, nửa ở miền đồng
bằng.
Dịch
thơ:
Chí Linh
trăm dặm cõi bờ
Ghi trong địa
chí từ xưa rõ ràng
Cách sông
đông giáp Hiệp Sơn
Tây Thanh
lâm huyện đồng bằng bao la
Nam Thanh
Lâm với Thanh Hà
Lạng Giang
phía Bắc nhìn qua bản đồ
Giữa bẩy tổng
có sông to
Hà nam, hà
Bắc lời xưa còn truyền
Sáu lăm
(65) thôn xã cách liền
Nửa miền đồng
ruộng, nửa miền núi cao.
Giữa huyện có con sông lớn chảy qua,
sông này do sông sáu đầu phân chia ra, chảy xuống đền đò Vạn, chảytheo hướng
đông đối ngạn với huyện Hiệp Sơn, một chi chảy thẳng xuống sông Bạch Đằng, một
chi nữa chảy theo hướng đông qua huyện Thanh Hà đến huyện Tiên Minh (nay là
Tiên Lãng) rồi đổ ra bể. Huyện ta nguyên có 7 tổng: Chi Ngãi, Kiệt Đặc, Cổ
Châu, Đông Đôi là 4 tổng ở phía bắc sông lớn, còn lại Cao Đôi, An Hộ, An Điền
là 3 tổng ở phía nam sông lớn. Vì thế có tên gọi là Hà Nam, Hà Bắc. Bốn tổng thuộc hà Bắc
đều về khu đồi núi. Ba tổng thuộc bờ nam đều ở về đồng bằng. Trong sách địa
phương chí, do quan Phó đô ngự sử Trần Tiến, người xã Trực Trì biên soạn, đã
ghi chép rõ ràng:
Dịch âm:
Bích thủy thanh sơn chung tú khí
Phân minh thắng địa trưng kiêm ký
Cổ kim ngoàn thưởng tầm liễu nhân (1)
Địa thắng thiên bài nhiều thắng
trí.
Dịch nghĩa:
Nước biếc non xanh chung đúc khí tốt
Thắng cảnh đã ghi trong sách rõ
ràng
Xưa nay làng thơ nhiều người ngâm
thưởng
Tạo hóa sắp bầy nhiều cảnh trí đẹp.
Tạm dịch là:
Khí tốt non sông sẵn đúc nên
Rõ ràng cảnh đẹp sách ghi truyền
Làng thơ ngâm thưởng nay như trước
Tạo hóa sắp bày cảnh tự nhiên.
(1): chữ “liễu nhân” là tên người.
ý chúng tôi cho là “tao nhân” vì “tao nhân” là “khách thơ” hay “làng thơ” thì mới
hợp nghĩa của câu văn (ND)
Sao Đỏ
10/12/3013
Đỗ Đình
Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét