Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Chí linh phong vật chí(13)

                           SÔNG LỤC ĐẦU

Dịch âm:
Tái cử danh xuyên tục thuyết tường
Nhạn Loan cổ độ thị triều dương
Lục Đầu thượng đoạn giang lưu hội
Trung hưu than châu nhất đời tường
Đông bắc long châu tranh hội xứ
Uông uông vạn khoảnh đạt huyên đường
Truy tự nhàn tướng yên ba lộ
Mãi thán ngư thuyền yết cổ vương
Đáo ký nhung hầu sưu hạm lộ
Nhất phàm phong lục áp nguyên cường
Túc kim phong cảnh trường như thử
Tứ thủy phân minh giáp nhất phương.

Dịch nghĩa:
Lại đem sông có danh tiếng tiếp tục nói rõ
Bến Nhạn Loan thuở xưa tức bến đò Triều Dương ngày nay
Ở trên là đoạn có 6 ngọn sông tụ lại *?
Ở giữa sông này có một bãi cát dài
Về phía đông bắc là kiểu đất 3 con rồng tranh nhau hạt ngọc
Muôn khoảnh mênh mông chảy thông ra ngoài bể lớn
Nhớ lại đó là con đường thủy mênh mông của một viên nhàn tướng
Ông bán than từ thuyền câu vào yết liến vua cũ*?
Lại nhớ đó cũng là con đường thủy của các bậc danh tướng
Đã thuận buồm xuôi gió để đánh được quân Nguyên cường bạo
Phong cảnh ngày nay vẫn còn như trước
Con sông này rõ ràng là một thắng cảnh nhất của một phương

Tạm dịch thơ:
Lại nói tiếp đến các sông cả
Bến Nhạn Loan thuộc xã Triều Dương
Sáu đầu chầu lại mênh mang
Nổi lên còn có Đại Than giữa dòng
Đông Bắc kiều “Ba rồng tranh ngọc”*
Nước mông mênh chảy dốc ra khơi
Sông đây nhờ trước có người
Bán than sau lại được vời chầu vua
Đường quân thủy thuở xưa xuôi ngược
Thuận buồm ra diệt được quân Nguyên
Đến nay thắng tích y nhiên
Con sông lịch sử vang truyền nghìn thu
Bến đò xã Triều Dương (theo bản đồ cũ là xã Lý Dương), khi trước gọi là Nhạn Loan (?), nay gọi là đò Triều. Con sông này rộng lớn, trên là sông 6 đầu, tiếp giáp với huyện Yên Dũng, Phượng Nhỡn chảy xuống Quế Dương, Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, một nhánh từ huyện Phượng Nhỡn chảy xuống (không có tên), một nhánh từ sông Xương Giang  chẩy xuống gọi là Đức Giang, một nhánh từ sông Nguyệt Giang chảy xuống, gọi là Thiên Đức Giang. Các nhánh sông hội họp lại, đến bến Nhạn Loan thì lại chia làm hai chi, một chi từ xã Lấu Khê huyện Thanh Lâm chảy xuống phía Nam, đổ ra sông Hàn. Một chi từ xã Ninh Xá chảy ra phía đông, đó là sông Lục Đầu. giữa có một bãi cát bồi, gọi là bãi Đại Than. Nhà địa lý gọi là kiểu đất “Ba con rồng tranh nhau hạt ngọc”. Trần Khánh Dư là Phiêu kỵ tướng quân đời nhà Trần, phạm lỗi bị cách chức, về núi Chí Linh làm nghề bán than để sinh sống. Khi vua Trần đến chơi bến Nhạn Loan, trông thấy cho gọi ông lại. Ông chèo chiếc thuyền câu, mặc áo tơi, đội nón lá vào yết kiến vua. Vua cho phục lại chức quan cũ. Trong khi Trần Hưng Đạo diệt O Mã Nhi, thủy quân cũng đi theo con đường này.
                                       (các trang 25, 26 và đầu trang 27)

Nhận xét của Đỗ Đình Tuân
Nếu hiểu rõ vị trí của xã Triều Dương (tức xã Lý Dương, tục gọi làng Triền) và sông Lục Đầu thì sẽ thấy soạn giả Chí Linh phong vật chí có nhiều nhầm lẫn trong đoan tài liệu này.
Sông Lục Đầu chính là đoạn hợp lưu của 6 đầu sông (Sông Lục Lam, sông Thương (Xương giang), sông Cầu (Nguyệt giang hay Như Nguyệt), sông Đuống (Thiên Đức Giang), sông Thái Bình và sông Kinh Thày). Trên thực tế sông Lục Đầu bắt đầu từ ngã ba Nhãn-Trạm Điền (chỗ gặp nhau của sông Lục Nam và sông Thương và kết thúc ở ngã tư sông Lấu Khê-Chí Linh. Xã Triều Dương (làng Triền) ở đoạn trên ngã tư sông này chừng từ 3 đến 4 cây số. Như vậy Triều Dương nằm ở khoảng giữa sông Lục Đầu (gần phía cuối sông hơn). Vì thế phía trên xã Triều Dương mới có sông “ba đầu”thôi chứ sao lại đã có sông “sáu đầu” được?
          Bãi Đại Than đối ngạn ngay với xã Triều Dương. Nếu coi bãi Đại Than là hạt ngọc thì 3 con rồng phải là các sông Đuống, Kinh Thày và Thái Bình vì chúng cùng chầu đầu về bãi Đại Than.Thế đất “Ba con rồng tranh nhau hạt ngọc” phải nằm ở phía tây hay trước mặt xã Triều Dương chứ sao lại ở phía đông bắc?
          Cũng vậy vua Trần cho vời gọi Trần Khánh Dư đang chèo thuyền đi bán than là nhân trên đường về đây dự hội nghị Bình Than (1284) trông thấy Khánh Dư mới sai người cho gọi vào chứ không phải “về đây chơi” như tài liệu nói…

25/12/2013
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét