Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

Danh nhân nho sĩ viết về Chí Linh 5

                                     
                                           Thái Thuận
                                  (1441-?)
              
            Theo TỪ ĐIỂN VĂN HỌC VIỆT NAM – Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX  thì Thái Thuận, còn có sách chép là Sái Thuận, tự Nghĩa Hòa, hiệu Lục Khê, biệt hiệu Lã Đường; người làng Liễu Lâm huyện Siêu Loại (nay thuộc huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh). Ông vốn là một người lính dạy voi của nhà vua. Năm Hồng Đức thứ 6 (1475) đời Lê Thánh Tông, ông đỗ Tiến sĩ, năm ấy ông 35 tuổi, được bổ chức Hàn lâm hiệu úy kiêm chức tham chính tỉnh Hải Dương.
            Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn thì chép: “ Thái Thuận giữ công việc của viện Hàn Lâm 24 năm, thơ văn rất nhiều, Thánh Tông cho hiệu là Tao đàn phó nguyên soái, từ đấy thơ văn càng phát triển. Khi ra giữ chức Tham chính Hải Dương, đề vịnh cũng nhiều, học trò là Lữ Chính Mô biên tập thành từng loại nhan đề là Lữ Đường di cảo. Chính Mô có bài tựa xưng tụng rằng: “Các bài trứ tác đều từ trong bụng đào bới ra, rất là tân kỳ, mà cách điệu âm luật và phép đặt câu thì đủ thể của các nhà văn”. Lời xưng tụng ấy rất đúng, bởi vì sau tập thơ Giới Hiên của Nguyễn Trung Ngạn thì ít có thể văn ấy.
            Công dư tiệp ký tục biên  của Trần Quý Nha cho biết cụ Lã Đư­­ờng có tập thơ vịnh phong cảnh nhiều vùng ở Chí Linh. Khi viết về vùng núi Phượng Hoàng thơ cụ Lã Đường  có nói đến việc đào đá tìm son của dân địa phương “Thạch nham đa quật vị tầm châu”. Nghĩa là: “Đào nhiều đất đá để lấy son”. Lại có câu:
                             Tương phùng vị hữu hưu quan tước,
                             Linh Triệt hoàn ưng tiếu ngã phầu?
            Nghĩa là:
            Lúc gặp nhau chưa có hẹn ước thôi quan về nghỉ hưu,
            Linh Triệt (tức Chu Văn An) có nên cười ta không?
           Nhưng cũng không thấy dẫn ra cụ thể bài thơ nào của ông. Chỉ có Chí Linh phong vật chí có dẫn ra hai bài thơ tứ tuyệt, nhưng không thấy có đầu đề, chúng tôi xin chép lại theo thứ tự:
 
I
日早平灘漁笛短 
夜寒譜赖火燈孤
不知今古登臨客
亦有江山渺望無 
          呂唐
 
Phiên âm:
Bài thứ nhất
Nhật tảo Bình Than ng­­ư địch đoản,
Dạ hàn Phả Lại hỏa đăng cô.
Bất tri kim cổ đăng lâm khách,
Diệc hữu giang sơn diểu vọng vô?
                                   Lã Đường
 
Dịch nghĩa:
Bài thứ nhất
Buổi sáng tiếng sáo dân chài Bình Than thổi nhanh gấp,
Đêm lạnh ngọn đèn chùa Phả Lại lẻ loi.
Chẳng hay du khách xư­­a nay đến đây,
Có ngắm nhìn non nư­­ớc này không?
 
Dịch thơ
Sáng nghe sáo gấp nhà chài
Đêm trông Phả lại lẻ loi ngọn đèn
Xưa nay du khách đến xem
Hỏi ai lại chẳng ngắm nhìn nước non?
                          Đỗ Đình Tuân dịch

II
永徬榕蔭绿似苔
野程行盡少徘徊
十年客眼红雲倦
赴與江山一訪開
          呂唐
 
Phiên âm:
Bài thứ hai
Vĩnh bạng dung âm lục tự đài,
Dã trình hành tận thiểu bồi hồi.
Thập niên khách nhỡn hồng vân quyện,
Phó dữ giang sơn nhất phỏng khai.
                                     Lã Đường
 
Dịch nghĩa:
Bài thứ hai
Tựa mãi dưới gốc cây đa xanh biếc nh­­ư rêu,
Đư­­ờng đồng quê đi hết dạ bồi hồi.
M­­ười năm mắt khách đã mỏi mệt với mây hồng,
Nay mới có dịp ngắm nhìn non n­­ước.
 
Dịch thơ
Mãi ngồi dưới gốc đa xanh
Đường đồng quê lại dạo quanh bồi hồi
Mười năm mỏi mắt ngắm trời
Nơi này nay mới đến nơi ngắm nhìn.
                                Đỗ Đình Tuân dịch
28/9/2012
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét