Tái đàn
Tôi biết
chơi đàn từ năm 11 tuổi. Bỏ chơi đàn từ năm 14 tuổi và tái đàn vào năm tròn 60
tuổi. Do bỏ chơi lâu và tái đàn vào lúc tuổi đã cao nên cũng gặp một số khó
khăn. Tay chân bây giờ cứ cúng quèo quèo.
Tiếng đàn vì thế nghe cứ rời rạc và cứng đơ đơ. Nhưng tôi nghĩ đó là một sự vô
lý: tại sao với những bài mình đã từng đánh rồi, thậm chí đánh rất thạo rồi mà
nay lại không đánh lại được? Thế là đầu tiên tôi cứ tập lại những bài trước đây
tôi đã từng đánh. Cố nhiên là có quên. Nhưng chủ yếu là quên phần lời. Quên rất
nhiều. Thậm chí có bài gần như quên hết lời, chỉ bập bõm nhớ được một vài câu.
Duy nhất có bài tủ “Hò thương binh” là nhớ được cả lời và nhạc. Nhưng phần nhạc
thì cứ cầm đàn đánh thì tự nhiên lại nhớ ra. Cho nên dần dần tôi cũng đánh được
hầu hết các bài cũ. Cái tay cũng dẻo dần và tiếng đàn cũng bớt đi phần rời rạc.
Tôi
bắt đầu nghĩ tới việc thử đánh những bài nhạc dài và khó như Sông Lô (Văn Cao),
Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi)… Chỉ lâu công thôi chứ cuối cùng cũng đánh được.
Nhưng vì mù nhạc nên chỉ bắt nạt được những bài mình đã nghe quen. Chứ bài lạ
thì chịu. Nhưng ngay cả với những bài đã nghe quen ấy đánh được cũng không đơn
giản. Vẫn phải luyện, vẫn phải tập
Bài hát đã quen phím đàn đã thuộc
Mà lần dò từng nốt khó khăn ghê
Nhưng lúc đàn xong bản nhạc
Thấy lòng mình thức dậy nỗi đam mê…
(Trích bài
Tái đàn viết 7/1/ 2002)
Thấy
tôi vừa có đàn lại biết đánh đàn, các cụ trong xóm lôi tôi vào đội văn nghệ của
các cụ. Nhưng trình độ tay đàn không đồng đều nên cũng không hòa tấu được. Nhất
là các cụ lại đã quên quên nhớ nhớ nên câu trước khớp thì câu sau lại lỗi. Vì
thế muốn hòa tấu được một bài phải tốn nhiều công lắm. Mà kết quả chưa hẳn đã
chắc chắn. Tôi cũng thử cùng các cụ đi biểu diễn hòa tấu một vài lần nhưng đều
thất bại. Bới tâm lý biểu diễn bây giờ không tốt, thậm chí rất không tốt. Cứ lên
sân khấu là tim lại bồi hồi. Mà tim đã bồi hồi thì cái tay vê bị cứng đơ ra. Thậm
chí gẩy không còn vào dây nữa. Thế là tiết mục biểu diễn lại gẫy. Lại được một
chuyến làm trò cười cho thiên hạ. Lâu dần các cụ cũng chán không đàn địch gì
nữa. Còn tôi thì cũng cứ treo cây đàn đấy, năm thì mười họa mới độc cầm một vài
bài. Đến năm nâng cấp lại nhà (2010) cây đàn bị vứt giữa đống đồ vật ngồn ngang
ngoài mưa nắng. Đến khi làm xong nhà thì cây đàn cũng hỏng không còn dùng được
nữa. Thế là tôi lại bỏ đàn lần thứ hai.
4/11/2013
Đỗ Đình Tuân
Anh đàn rất hay. Anh đừng bỏ nữa. Hàng năm em sẽ đến thăm anh chị hai lần. Hi vọng em cùng Song Thu múa được theo tiếng đàn của anh trong một vài bài he he...Và em sẽ gắng hát Sông Lô và Người Hà Nội cùng các anh chị ở xóm ta thì tốt...
Trả lờiXóaKim Thư nói rồi đấy nhé. Chị phải nhớ xuống chơi mỗi năm ít nhất là hai lần thật đấy và ở vài ngày một lần thì mới dạy em múa được chứ lại còn dạy em khiêu vũ nữa kia mà. Em chờ chị. Chúc chị khỏe để thực hiện được ý định !
XóaThì anh vẫn đang đàn đấy thôi.
Trả lờiXóaMỗi tuần một khúc độc cầm
Đang mong có bạn tri âm cùng đàn
Kim Thư mà có Oóc gan
Phố Bèo đem xuống mà đàn với Tuân
Để tình thân lại thêm thân
Câu thơ khúc nhạc càng gần nhau hơn.
Đỗ Đình Tuân biết chơi đàn từ năm 11 tuổi.Như vậy là sớm nhỉ!
Trả lờiXóa