Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Chu Văn An với di tích núi Phượng Hoàng

     ( Từ: Chu Văn An- thày giáo của muôn đời -  NXB văn học 2011 ) 


Nói đến núi PHƯỢNG HOÀNG là nói đến một vùng đất đặt biệt linh thiêng của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Từ thủa hồng hoang quần thể này đã sừng sững bảy mươi hai ngọn núi như hình thể chim phượng hoàng sải cánh, Phượng Hoàng là nơi có cảnh quan kỳ thú, có thông reo vi vu bất tận, có suối chảy rì rào quanh năm suốt tháng, có chim líu lo xây tổ giữa ngàn thông. Phượng Hoàng là cả một quần thể đồi núi chập chùng đắm say lòng du khách. Sách “Chí Linh huyền sử tích” có câu:
Quân sơn la liệt bày trận
Tả hữu tung cánh, Phượng bay ngang trời.
Chí Linh có nhiều di tích lịch sử quốc gia nổi tiếng ẩn hiện xa gần như: Huyền thiên cổ tự, Tinh phi cổ tháp, tiều ẩn cổ bích,.. Phượng Hoàng là quê hương yêu dấu của nữ tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử nước ta - bà chúa “Sao Sa” Nguyễn Thị Duệ Phượng Hoàng cũng là nơi danh nhân nhiều thời đại tìm về. Song người gắn bó sâu nặng hơn cả với Phượng Hoàng có lẽ là nhà giáo Chu Văn An - người thầy đạo cao đức trọng- bậc tôn sư muôn đời của nước Nam ta.
 Hơn sáu trăm năm trải qua với biết bao thăng trầm lịch sử mà cảnh sắc nơi đây vẫn đẹp như tranh vẽ, bẩy mươi hai ngọn núi vẫn trần mặc uy nghi, ngàn thông mã vĩ vẫn thầm thì kể câu chuyện động trời khi thầy Chu dâng “thất trảm sớ”…Đã làm rung động dư  luận đương thời và có ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ nho giáo sau này… tiếc rằng vua bấy giờ mờ tối không biết nghe theo. Vậy “ Thất trảm sớ” của Chu Văn An gồm những tên quan lại nào? Số phận bọn chúng ra sao? …Ta hãy tìm về Phượng Hoàng thủa ấy: 
TỘI  TRẠNG  VÀ  SỐ  PHẬN  CỦA  BẨY  TÊN QUAN THAM
TRONG  “THẤT TRẢM SỚ” CỦA CHU VĂN AN

1.Mai Thọ Đức: hoạn quan chi hậu cục: cai quản phi tần và tuyển chọn mỹ nữ.
          Lạm dụng chức quyền bắt về một số con gái nhà lương dân từ 10 – 13 tuổi nuôi và dậy cách ăn chơi để hầu hạ vua; để họ chết trẻ, chết gìa mòn mỏi trong cung thất. Bày ra nhiều trò dâm ô trác táng, dẫn hoàng thượng vào con đường vô đạo
2. Trâu Canh- ngự  y:
Người Hán, cháu  nội Châu Tôn, đi theo quân nhà Nguyên vào xâm lược Đại Việt năm Ất Dậu( 1285)thất trận, bị bắt, xin được cư tru. Y có công cứu chữa cho vua Dụ Tông khi vua bị chết đuối ở hồ Dâm Đàm ( Hồ Tây) lúc 6 tuổi, nhưng lại làm cho vua bị liệt dương. Năm vua 15 tuổi y chế thuốc “hồi dương” bằng cách bắt cóc 21 đứa trẻ khỏe mạnh con nhà lương dân, giết đi, lấy mật làm thang cho bài thuốc “hồi dương” của nhà vua, để thử nghiệm công dụng của bài thuốc, hắn bày trò để vua thông dâm với chị ruột. Hắn chế thuốc kích dục để dâng vua và anh ruột vua là Cung Túc Vương Dục. Uống thuốc này vào, cường độ dâm dục tăng lên vô độ, mỗi ngày giao hoan 20 – 30 lần không biết chán. Vua mê mẩn, quên cả triều chính, quên cả học hành, vua còn sai đóng cửa Thiên An, treo biển “ Miễn Triều”, suốt ngày say đắm với bọn mỹ nữ cung tần, bày trò cho vua ăn chơi xa đọa, dẫn dắt vua vào con đường “ thương luân bại lý” rồi chính y cũng ở lại trong cung gian dâm với cung nhân của vua.
3. Bùi Khoan – Chính trường phụng ngự:
          Bày trò cờ bạc rượu chè trong cung thất dẫn vua vào mê lộ, bê tha như đám dân đen ngu muội.
4. Văn Hiến Hầu
          Can tội gây bè đảng, khiến các đại thần chia sẻ, ngờ vực lẫn nhau, làm cho đức vua khó phân biết được người ngay kẻ lịnh
5. Nguyễn Thanh Lương – Hành Khiển Tả Ty Lang Chung
          Dẫn vua vào con đường ăn chơi xa xỉ đến cạn kiệt cả quốc khố.
6. Tâm Đức Ngưu – Hành Khiển Ta Ty, Hữu Bộc Xạ:
          Đồng lõa với Nguyễn Thanh Lương tìm mọi cách tăng thuế khóa, nghĩ ra các thứ thuế để bòn rút của dân, lấy tiền chi cho các cuộc ăn chơi xa xỉ của hoàng thượng. Những năm mất mùa đói kém chúng cũng không tha.
7. Đoàn Nhị Cẩu – Đồng Bình Chương Sự:
           Bòn rút khẩu phần của lính các đồ binh khí hỏng cũng không thay thế để lấy tiền công bỏ túi. Sao nhãng việc luyện tập, canh phòng để Chiêm Thành nhòm ngó miền Châu Hóa.
          …Sớ dâng nhưng vua không chấp thuận. Chu Văn An treo mũ từ quan.
          Khi Hoàng Thái Hậu Hiến Tư ( vợ vua Trần Minh Tông- Con gái Trần Quốc Chẩn) biết chuyện. Bà nổi trận lôi đình vì không ngờ con mình lại hư hỏng đến thế. Bà lệnh thiết triều rồi chỉ vào mặt vua Dụ Tông mà nói:“ ta không chỉ chém bẩy tên mà còn muốn chém cả tên thứ tám nữa”. Rồi bà ngất đi.
          Năm 1369 khi Dụ Tông băng hà. Tri khu mật viện sự Phạm Sư Mạnh ( Học trò Chu Văn An ) phái quân về quê quán từng đứa trong lũ “Thất trảm” để tróc lã. Bọn chúng đều bị treo cổ dọc đường, có tên bị treo cổ ngay khi chưa kịp chạy chốn khỏi kinh thành.
          Riêng Châu Canh, tự thấy tội ác chồng chất, sợ cái họa chu di nên đã đột ngột bỏ Thăng Long đi từ khi Dụ Tông còn đang ngôi. Y đã rút êm cả số tài sản kếch xù cùng gia tộc xuống thuyền đi đâu mất tích. Sau này triều đình tìm ra y và gia đình trốn ở Vân Đồn, mặc dù y đã rời chỗ đôi ba lần, nhưng cũng bị phát hiện và bi treo cổ.
          Thế mới biết! dù có mưu ma quỷ kế thế nào, nhưng lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét