Phần I
HƯỚNG NGHIỆP
Học hết cấp 1 xã Hồng Phong, Đông Triều, Quảng Ninh Năm 1958, lúc đó tôi đã 16 tuổi. Tôi phải nghỉ học vì nhà nghèo không có điều kiện học. Mẹ cứ động viên tôi đi học cùng các bạn, song tôi kiên quyết nghỉ để lao động giúp mẹ và các em. Ngoài việc trồng cấy tôi còn làm đủ việc để kiếm sống như vào rừng lấy củi, lấy măng tre để bán; vận chuyển gạch vào lò, ra lò, đóng gạch thuê cho chủ lò… Khi HTX mở lò gạch, tôi quay vè đóng gạch cho HTX lấy công điểm. Quanh năm lủi thủi sống dưới lò gạch giữa cánh đồng, thỉnh thoảng tôi mới về một lát thăm nhà. Các bạn cùng trang lứa học cấp 2 trên Đông Triều, tôi rất buồn vì chẳng có ai mà chơi, mà tâm sự. Tôi rất ham học, rỗi lúc nào tôi lại dở cuốn “500 bài toán lớp 4” ra để làm lúc đó cho đỡ nhớ. Tôi luôn mơ ước có ngày nào đó tôi lại tiếp tục được đi học. Ước mơ đó cứ ám ảnh trong tôi. Cuối năm 1960 địa phương cho tôi thi vào trường BTCN Đông Triều. Theo thông báo có 2 môn thi là VĂN và TOÁN lớp 4. Tôi rất mừng vì thế là tôi lại được đi học và chắc chắn sẽ là như vậy, tôi khảng định.Thi xong ở Hải Dương về tôi lao vào lao động giúp mẹ và chờ ngày đi học. Thế rồi cài gì đến sẽ đến. Một chiều thu tôi nhận được giấy báo NHẬP HỌC của trường BTCN Đông Triều. Tôi mừng quá nhưng cũng chẳng biết nói với ai ngoài mẹ và hai em. Thế là tôi đã đổi đời rồi, thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn, làm quần quật quanh năm mà chẳng đủ ăn, đủ mặc. Nhưng còn mẹ và 2 em thì sao?...Bao gánh nặng lại trút lên đầu mẹ và các em, tôi cứ bần thần suy nghĩ miên man, không lối thoát.
Vào những năm 1960 các thày dậy tại trường BTCN sao “oai” thế. Thày nào cũng đẹp trai quần ào là lượt, đầu tóc mượt mà. Hỏi ra các thày toàn ở Hà Nội, một số thày là con tư sàn. Thày nào cũng đàn hát hay. Các thày các cô lúc nào cũng là thần tượng của tôi. Thày Chi dạy đại số, người Hà Nội có giọng nói nhẹ như tên, dáng đi lững thững bước một bước hai trông rất nhàn hạ. Cô Bạch Vân người Hà Nội dạy hình, chữ rất đẹp. Cô thường viết các bản tin cho trường trên bảng tin công cộng. Thày Nguyên Đức Long người Hà Nôi dạy văn có dáng người cao to trắng “như Tây”. Khi lên lớp, khi đi tắm, khi đi dạo chơi, lúc nào cũng cầm hộp thuốc lá sợi to bằng hộp phần, cuốn hút liên tục. Tính Thầy trầm lặng, ít nói nhưng dạy thì “cực bốc”, ai đã một lần nghe thày giảng bài thì không bao giờ quên được. Từ đó tôi ý thức dần “nghề thày giáo” và có xu hướng hướng nghiệp thực sự. Tôi là cán sự hình cho cô Vân, mỗi lần lên bảng chữa bài cho các bạn là những lúc tôi “tập làm thày giáo”. Nguyện vọng của tôi sau này sẽ là giáo viên dạy toán. Tôi muốn sau này học sinh cũng sẽ quý tôi như tôi quý các thày cô tôi bây giờ.
Năm 1963 thi tốt nghiệp, tôi đăng ký vào học trường ĐHSP Hà Nội (năm đó chỉ thi có một lần).
Từ 60-63 học kiến thức phổ thông đơn thuần.
Từ 1963-1967 mới chính thức học "NGHỀ DẠY HỌC". Đó là những năm hướng nghiệp thực sự trong cuộc đời tôi.
Từ 1963-1967 mới chính thức học "NGHỀ DẠY HỌC". Đó là những năm hướng nghiệp thực sự trong cuộc đời tôi.
Tốt nghiệp năm 1966 hệ, 3 năm ĐHSP Hà Nội, tôi được trường giữ lại học thí điểm năm thứ 4 hệ đại học 4 năm trong tổng số 50 sinh viên.
Năm 1967 tôi tốt nghiệp hệ 4 năm ĐHSP.
Phần đầu truyện viết khá sinh động hấp dẫn vừa gợi được hình ảnh những con người cụ thể vừa gợi ra cuộc sống của một thời.Tuy nhiên phần sau lại quá tóm tắt khiến cho tác phẩm mất cân đối làm độc giả có cảm giác như đọc bản lý lịch tự thuật vậy. Có chỗ còn sai năm đấy "Năm1968, lúc đó tôi đã 16 tuổi" chắc là năm 1958 thì mới đúng.
Trả lờiXóa