Đỗ Đình Tuân
(Tiếp theo)
Bây giờ thì người Kinh ta rất khó học lại được sự hồn nhiên chất phác của người dân tộc. Nhưng ở vào thời tiền sử tổ tiên ta từng đã có một thời cũng hồn nhiên chất phác như thế. Những dấu tích bằng thơ văn thì không còn, nhưng dấu tích trong tín ngưỡng dân gian thì vẫn còn có tục thờ sinh thực khí, có hội nõ nường ở vùng Phú Thọ. Ở Trấn Yên (Yên Bái) ta còn tìm thấy Thạp đồng Đào Thịnh:
Giữa đàn chim trải rộng cánh bay, nam nữ giao
hoan trên nắp thạp
Thạp đựng gì? Đựng xương người chết rồi còn
nhớ cuộc giao hoan
Sống trên nắp thạp, chết về trong đáy thạp
Buồn làm chi? Cuộc sống sẽ tuần hoàn.
(Thạp đồng Đào Thịnh-Chế Lan Viên)
Chế lan Viên viết về cái thời hồn nhiên ấy, nhưng thơ ông thì đâu còn hồn nhiên nữa. Ông nổi tiếng là một nhà thơ kỹ tính trong sáng tác. Ông khao khát một thứ thơ tỉnh táo, tinh khiết và cao diệu:
Tôi thèm những câu thơ lạnh lẽo của Bắc Băng Dương hay Nam Cực
Rét buốt
Trắng muốt
Rơi ra ngoài mà tiềm ẩn những gì không ai hiểu hết
Tâm hồn hiểu nó phải lên điểm cực
Đứng trước nó như trước tôn giáo thiêng liêng
Rét buốt
Trắng muốt
Rơi ra ngoài mà tiềm ẩn những gì không ai hiểu hết
Tâm hồn hiểu nó phải lên điểm cực
Đứng trước nó như trước tôn giáo thiêng liêng
(Ảo tưởng-Nhặt)
Suốt đời ông đã luôn tìm tòi, đào bới, cách tân để đi tìm cái mới cho thơ. Dù vậy, ông vẫn chưa bao giờ bỏ rơi bạn đọc bằng một thứ thơ đánh đố, đọc chỉ toàn thấy có nhức đầu. Thơ ông luôn kết hợp được hai yếu tố nghĩ ngợi và cảm xúc nên đọc thơ ông ta có thể là chưa hiểu được ngay nhưng ta vẫn thích, vẫn muốn đọc:
"Ta là ai ?" như ngọn gió siêu hình
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
"Ta vì ai ?" khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt
"Ta vì ai ?" khẽ xoay chiều ngọn bấc
Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh.
(Hai câu hỏi-Ánh sáng và phù sa)
Ông làm khá nhiều thơ chính luận tuyên truyền phục vụ chính trị. Nhiều câu thơ ông sang sảng niềm tự hào dân tộc:
-Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm
Tổ quốc có bao giờ đẹp thế này chăng?
-Chưa đâu, và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc
Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng.
(Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm?)
Và đặc biệt là về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước:
Ở đâu? Ở đâu? có sự tuyệt vời
Kháng chiến chống Tây ba ngàn ngày không nghỉ
Lại kháng chiến ba ngàn ngày chỗng Mỹ
Mà hoa trên đầu súng lại càng tươi?
(Ở đâu, ở đâu có sự tuyệt vời?)
Chính nhờ có chứa đựng lòng yêu nước và tự hào dân tộc sâu sắc nên thơ Chế Lan Viên, tuy không dễ đọc như thơ Tố Hữu, Huy Cận những vẫn rất đi vào lòng người. Tôi từng gặp một ông bạn già, vốn là một nông dân không biết chữ. Khi tòng quân đi bộ đội mới được học bổ túc để biết đọc, biết viết. Ông cũng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhưng sau chiến thắng ông ở lại làm lính nông trường, rồi chuyển ngành về công tác bưu điện ở Sông Mã, Sơn La. Ông rất mê sự chất phác thật thà của người dân Tây Bắc và định sống suốt đời ở đó. Nhưng sau 40 năm gắn bó với Tây Bắc, đến năm 1994 ông đã tuổi già sức yếu. Con cháu không thể để ông một mình trên Sông Mã được. Chúng rước ngài về Sao Đỏ để tiện đường chăm sóc. Những ngày mới về, ông rất hay sang tôi để giãi bày tâm sự. Đôi khi cũng mạn đàm cả về văn chương nữa Tôi đã phải trố mắt ngạc nhiên về sự thuộc nhiều thơ Chế lan Viên của ông. Không phải chỉ là vài câu lẻ tẻ quen thuộc để tỏ ra rằng ta cũng biết đây. Mà là say mê, tâm đắc với cả những trường ca dài của Chế Lan Viên. Sau đây là một chương mà ông ấy rât hay đọc thuộc lòng cho tôi nghe:
“Điều hiểu lớn, ta hiểu thêm về Bác
Với đất nước sinh ra mình, Bác vẫn là điều bí mật
Một thế hệ, vài thế hệ chúng ta chưa đủ hiểu hết Người.
Cứ mỗi bước đi lên, dân tộc lại định nghĩa về Người từ bản chất
Đọc vào sự nghiệp, núi sông, Di chúc của Người và hỏi "Bác là ai ?"
Bác là ai ? - Ngày hôm nay Bác là vị tướng.
Trong cõi trường sinh tiếng hát trong của Người là một tiếng suối xa...
Nhưng khi đất nước cần chém triệu đầu quân giặc
Thì tiếng hát diệu kỳ là tiếng thét
"Tiến lên, toàn thắng ắt về ta"
Rồi mai đây ta sẽ trở về với vầng trăng thơ suy tưởng của Người
Nhưng hôm nay Bác là mặt trời chiến thắng
Mặt trời Người kín đáo cạnh nhành mai
Người ghét sự chói chang, nhưng chính người là nguồn ấm nóng
Của vầng hồng đánh dẹp bóng đêm lui
Tia sáng của Người, ánh mắt của Người xuyên ngang thế kỷ
Cần gì gọi là chân lý thì mới là chân lý
Ánh mắt xuyên từ buổi tập súng gỗ hoả mai trên bãi đậu tương vàng
Đến ngày nay bài binh bố trận những sư đoàn.
Sao ta có thể giật lại từng mảng non sông ở bàn tay Mỹ - Nguỵ
Nếu không có ngày Bác cầm hôn nắm đất ở ngoài hang ?
Cầm nắm đau thương tủi nhục trên tay, cầm tế bào đất nước trên tay,
Bác nhào nặn lại
Đặt tương lai trong một chiếc bọc hồng
Dẫu trăm trứng Âu Cơ vẫn chưa là thần thoại
Ta thai nghén đau thương mà sinh nở cái oai hùng.
Và danh hiệu Hồ Chí Minh xuất hiện trên xứ sở trống đồng
bốn nghìn năm như vậy đó
Phải có những trống đồng mới, những hùng ca mới thời đại
ta ca vang công đức của Người.
Một thế hệ Hồ Chí Minh: ấy là phương hướng
Một thành phố Hồ Chí Minh làm đích phía chân trời.
Hồ Chí Minh, có phải Người cùng ta đang tiến giữa hàng quân
Ngọn cờ đỏ chỉ đường cho thiết giáp
Cả khi ta trụ lòng ta lại để tiến trong cơn đau vết máu Hải Phòng
Chính lúc ấy, lòng ta nghe tiếng Bác.
Ních-xơn tên bạo chúa, mày hiểu điều ấy chứ ?
Vì sao những bom B-52 quỷ ma làm thế giới phải kiêng dè
Mà ta chấp nhận cùng mày cuộc đọ sức, đương đầu lịch sử ?
Mang phẩm chất Hồ Chí Minh trong người, ta quyết diệt mày, ta bám trụ
Mày không thể dành của đất nước này một gốc lúa, một thân tre.”
“Điều hiểu lớn, ta hiểu thêm về Bác
Với đất nước sinh ra mình, Bác vẫn là điều bí mật
Một thế hệ, vài thế hệ chúng ta chưa đủ hiểu hết Người.
Cứ mỗi bước đi lên, dân tộc lại định nghĩa về Người từ bản chất
Đọc vào sự nghiệp, núi sông, Di chúc của Người và hỏi "Bác là ai ?"
Bác là ai ? - Ngày hôm nay Bác là vị tướng.
Trong cõi trường sinh tiếng hát trong của Người là một tiếng suối xa...
Nhưng khi đất nước cần chém triệu đầu quân giặc
Thì tiếng hát diệu kỳ là tiếng thét
"Tiến lên, toàn thắng ắt về ta"
Rồi mai đây ta sẽ trở về với vầng trăng thơ suy tưởng của Người
Nhưng hôm nay Bác là mặt trời chiến thắng
Mặt trời Người kín đáo cạnh nhành mai
Người ghét sự chói chang, nhưng chính người là nguồn ấm nóng
Của vầng hồng đánh dẹp bóng đêm lui
Tia sáng của Người, ánh mắt của Người xuyên ngang thế kỷ
Cần gì gọi là chân lý thì mới là chân lý
Ánh mắt xuyên từ buổi tập súng gỗ hoả mai trên bãi đậu tương vàng
Đến ngày nay bài binh bố trận những sư đoàn.
Sao ta có thể giật lại từng mảng non sông ở bàn tay Mỹ - Nguỵ
Nếu không có ngày Bác cầm hôn nắm đất ở ngoài hang ?
Cầm nắm đau thương tủi nhục trên tay, cầm tế bào đất nước trên tay,
Bác nhào nặn lại
Đặt tương lai trong một chiếc bọc hồng
Dẫu trăm trứng Âu Cơ vẫn chưa là thần thoại
Ta thai nghén đau thương mà sinh nở cái oai hùng.
Và danh hiệu Hồ Chí Minh xuất hiện trên xứ sở trống đồng
bốn nghìn năm như vậy đó
Phải có những trống đồng mới, những hùng ca mới thời đại
ta ca vang công đức của Người.
Một thế hệ Hồ Chí Minh: ấy là phương hướng
Một thành phố Hồ Chí Minh làm đích phía chân trời.
Hồ Chí Minh, có phải Người cùng ta đang tiến giữa hàng quân
Ngọn cờ đỏ chỉ đường cho thiết giáp
Cả khi ta trụ lòng ta lại để tiến trong cơn đau vết máu Hải Phòng
Chính lúc ấy, lòng ta nghe tiếng Bác.
Ních-xơn tên bạo chúa, mày hiểu điều ấy chứ ?
Vì sao những bom B-52 quỷ ma làm thế giới phải kiêng dè
Mà ta chấp nhận cùng mày cuộc đọ sức, đương đầu lịch sử ?
Mang phẩm chất Hồ Chí Minh trong người, ta quyết diệt mày, ta bám trụ
Mày không thể dành của đất nước này một gốc lúa, một thân tre.”
(Chương 2-Thời sự hè, 72, bình luận)
Nhưng bên cạnh những bài thơ kiểu như trên, Chế Lan Viên lại hay tự hỏi mình, tự kiểm mình, từng trăn trở trên rất nhiều vấn đề. Trước đây ông đã từng có lần tự ăn năn:
Tôi đến Nha Trang ngắm trời bể đẹp
Có hay đâu hang Pắc Bó gió lùa
Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
Mảnh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ
Đất nước sắp đổi thay rồi mà tôi chẳng biết
Người thay đổi đời ta đã về kia, ta vẫn không hay
Tôi vẫn khép phòng văn hì hục viết
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng!
Ta làm con nai lạc giữa rừng thu
Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo
Làm bóng ma Hời sờ soạng đêm mơ
Làm tất cả! chỉ trừ không đổ máu!
Có hay đâu hang Pắc Bó gió lùa
Giường lãnh tụ là hai hàng đá ghép
Mảnh áo chàm Bác mặc quá đơn sơ
Đất nước sắp đổi thay rồi mà tôi chẳng biết
Người thay đổi đời ta đã về kia, ta vẫn không hay
Tôi vẫn khép phòng văn hì hục viết
Nắng trôi đi oan uổng biết bao ngày
Chớ bao giờ quên nỗi chua cay của một thời thơ ấy
Tổ quốc trong lòng ta mà có cũng như không
Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng thấy
Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng!
Ta làm con nai lạc giữa rừng thu
Làm hổ sa cơ giận vườn bách thảo
Làm bóng ma Hời sờ soạng đêm mơ
Làm tất cả! chỉ trừ không đổ máu!
(Người thay đổi đời tôi, Người thay đổi thơ tôi)
Nhất là vào giai đoạn cuối đời, trước khi bước vào “xứ không màu”. Trong Di cảo, thơ Chế Lan Viên càng có nhiều trăn trở về lẽ sống ở đời
Anh có cho tôi làm hoa sen không, tôi trong lý lịch có bùn?
Thân phận người mà, ai chả có bùn đen?
Giết chết một mùi hương, dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết
Nhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen
Thân phận người mà, ai chả có bùn đen?
Giết chết một mùi hương, dễ thôi, cứ quậy bùn lên để giết
Nhưng vượt lên bùn, sen cứ ngát hương sen
(Hương sen)
Về cái chết:
Thi sĩ, người làm ra lửa như Prométhée là kiểu ban đầu
Kiểu về cuối là kiểu Mo-ri-xơn hay Thích Quảng Đức
Anh ta lấy tất cả những lo âu, suy tư, hạnh phúc, khổ đau một đời làm củi
Có khi nhen nhóm cả một đời mới thiêu được một mồi
Ngồi lên chất liệu đời mình
Rót vào đấy xăng của thời đại
Rồi lấy mình ra làm lửa châm vào
Bài thơ rực cháy
Không còn chữ, còn câu, còn vần, còn âm điệu
Mà là lửa, toàn bài là lửa
Cho đến tro tàn từng chữ cũng thiêng liêng
Lửa đa nghĩa, phóng ra ánh sáng hào quang đi bốn phía
Kiểu về cuối là kiểu Mo-ri-xơn hay Thích Quảng Đức
Anh ta lấy tất cả những lo âu, suy tư, hạnh phúc, khổ đau một đời làm củi
Có khi nhen nhóm cả một đời mới thiêu được một mồi
Ngồi lên chất liệu đời mình
Rót vào đấy xăng của thời đại
Rồi lấy mình ra làm lửa châm vào
Bài thơ rực cháy
Không còn chữ, còn câu, còn vần, còn âm điệu
Mà là lửa, toàn bài là lửa
Cho đến tro tàn từng chữ cũng thiêng liêng
Lửa đa nghĩa, phóng ra ánh sáng hào quang đi bốn phía
(Giàn hỏa)
Về trách nhiệm của người cầm bút:
Mậu Thân 2.000 người xuống đồng bằng
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
Chỉ một đêm, còn sống có 30
Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2.000 người đó?
Tôi! Tôi - người viết những câu thơ cổ võ
Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong
Một trong ba mươi người kia ở mặt trận về sau mười năm
Ngồi bán quán bên đường nuôi đàn con nhỏ
Quán treo huân chương đầy, mọi cỡ
Chả huân chương nào nuôi được người lính cũ!
Ai chịu trách nhiệm vậy?
Lại chính là tôi!
Người lính cần một câu thơ giải đáp về đời
Tôi ú ớ
Người ấy nhắc những câu thơ tôi làm người ấy xung phong
Mà tôi xấu hổ
Tôi chưa có câu thơ nào hôm nay
Giúp người ấy nuôi đàn con nhỏ
Giữa buồn tủi chua cay vẫn có thể cười
(Ai? Tôi?)
Nhưng sau trót vẫn là một niềm yêu đời đau đáu, ngay cả khi đã mất đi rồi:
Thôi không còn chờ mùa hoa phía trước
Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa phía sau
Đấy là quy luật
Nhận mà không đau
Nhớ từ mùa hoa trong vườn mẹ
Lúc ấy là mai hay đào ?
Lại nhớ mùa hoa xoan xứ Huế
Màu ngọc hồng trong chiêm bao...
Thôi cho ta khỏi đếm từng mùa hoa một
Ta có còn nó đâu ?
Không phải hoa khuất mà ta khuất
Ta đi vào xứ không màu.
Cảm ơn một mùa ở trên trái đất
Cái hành tinh không vắng lặng giữa thiên hà
Không phải chỉ vì có hơi người ấm áp
Mà vì còn có các mùa hoa.
Dù là một chiếc hoa dại hoa vườn nhỏ nhặt
Ở trong cõi không màu, ta vẫn thấy nó từ xa.
Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa phía sau
Đấy là quy luật
Nhận mà không đau
Nhớ từ mùa hoa trong vườn mẹ
Lúc ấy là mai hay đào ?
Lại nhớ mùa hoa xoan xứ Huế
Màu ngọc hồng trong chiêm bao...
Thôi cho ta khỏi đếm từng mùa hoa một
Ta có còn nó đâu ?
Không phải hoa khuất mà ta khuất
Ta đi vào xứ không màu.
Cảm ơn một mùa ở trên trái đất
Cái hành tinh không vắng lặng giữa thiên hà
Không phải chỉ vì có hơi người ấm áp
Mà vì còn có các mùa hoa.
Dù là một chiếc hoa dại hoa vườn nhỏ nhặt
Ở trong cõi không màu, ta vẫn thấy nó từ xa.
(Các mùa hoa)
Đọc những câu thơ như thế này lòng ai không xúc động? Không muốn tận hưởng trọn cuộc đời và có trách nhiệm hơn?
(Còn nữa)
Xem ra lí sự ra trò
Trả lờiXóaCái dòng THƠ viết TỰ DO cũng tài
Cho nên LÍ SỰ dẫu dài
Vẫn chưa đủ để NHÀ ĐÀI nói giông
Thật lòng muốn CẢM ƠN ÔNG
Cho tôi giây phút CHỔNG MÔNG lên...NHÌN