Ở khổ thơ đầu hai câu "Mắc võng gốc vải / Đong đưa đong đưa" mới là một cảnh sống thật và cũng rất riêng của Bùi Thế Sử. Nhưng đến hai câu "Trời thu êm ả / Cháu nằm say sưa" thì cái thật dường như đã được biến thành cái mộng. Sự đồng bộ giữa "Trời thu êm ả" với "Cháu nằm say sưa" đã tạo ra một sự cộng hưởng kỳ diệu trong thi ảnh. Đọc đến đây ta có cảm giác như cả thế giới này, cả vũ trụ này chỉ còn là thanh bình và êm ả, thanh bình và êm ả đến mức tuyệt đối. Ở khổ 2 và khổ 3, bài thơ vẫn tiếp tục cái giọng kể rất chân thật của Bùi Thế Sử nhưng nó vẫn gợi ra hình ảnh một người ông bằng những lời ru "à ơi ơi à" hơi vụng dại của mình vẫn gửi gắm một tâm trạng khá xa vời và mông lung...
Bài viết gọn và giầu chất thơ .Thơ hay LỌ PHẢI VIẾT DÀI ?
Trả lờiXóaỞ khổ thơ đầu hai câu "Mắc võng gốc vải / Đong đưa đong đưa" mới là một cảnh sống thật và cũng rất riêng của Bùi Thế Sử. Nhưng đến hai câu "Trời thu êm ả / Cháu nằm say sưa" thì cái thật dường như đã được biến thành cái mộng. Sự đồng bộ giữa "Trời thu êm ả" với "Cháu nằm say sưa" đã tạo ra một sự cộng hưởng kỳ diệu trong thi ảnh. Đọc đến đây ta có cảm giác như cả thế giới này, cả vũ trụ này chỉ còn là thanh bình và êm ả, thanh bình và êm ả đến mức tuyệt đối.
Trả lờiXóaỞ khổ 2 và khổ 3, bài thơ vẫn tiếp tục cái giọng kể rất chân thật của Bùi Thế Sử nhưng nó vẫn gợi ra hình ảnh một người ông bằng những lời ru "à ơi ơi à" hơi vụng dại của mình vẫn gửi gắm một tâm trạng khá xa vời và mông lung...