Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

NHỚ LẮM NẮNG HANH ƠI

Em ở phương nào có nhớ nắng hanh không?
Ôi cái nắng vàng tươi mà vẫn se se lạnh

Cái nắng giục quả dẻ tách ra
Cho hạt nâu mịn màng rơi xuống
Em nhặt về rang
Thơm ngon đến bao giờ

Cái nắng gọi cây cải đơm ngồng
Trổ hoa vàng ươm khắp bến sông
Đẩy trời xanh lên cao đến vô cùng
Để mẹ ta phơi áo ấm
Má em hồng như thoa phấn
Mắt trong veo in sắc biếc mây trời
Nụ cười lấp lánh dưới vành môi
Và giọng nói ngọt ngào như suối hát

Bao năm qua rồi
Nắng hanh còn vàng mãi trong tôi
Một trời xốn xang
Một miền thương mến
Trong lành thơm ngát long lanh


         
Sao Đỏ 22-11- 2013
           Song Thu

10 nhận xét:

  1. Song Thu nhớ lại nắng Thu
    Hình như Tuân rất thích"gu"nắng này?
    Nắng Thu tuy nhẹ mà say
    Để Tuân nhợt nhạt hết ngày lại đêm!(?)

    Trả lờiXóa
  2. Nắng hanh đã cuối thu rồi
    Dẫu không bát ngát như thời đang thu
    Vẫn là trong trẻo như thơ
    Để cho nhiều lão ngẩn ngơ suốt đời
    Thế riêng lão Tạ Anh Ngôi
    Nắng nào làm lão bồi hồi xốn xang?
    ( Song Thu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Riêng Ngôi mỗi độ Đông sang
      Gió mùa rét mướt nắng vàng thích hơn
      Đi trong gió Bắc,mưa trơn
      Ước sao có được một hôm nắng về
      Chả cần đậy chả cần che
      Cùng em thỏa mái như hè Đồ Sơn
      Nắng Đông ấm áp có hơn?

      Xóa
  3. MQ muốn thêm vài chữ trong câu thứ ba và đổi một chút trong câu thứ tư:

    Em ở phương nào có nhớ nắng hanh không?
    Ôi cái nắng vàng tươi mà vẫn se se lạnh

    Cái nắng giục quả dẻ tách ra thầm lặng
    Cho hạt nâu rơi xuống mịn màng
    Em nhặt về rang
    Thơm ngon đến bao giờ
    ...
    Bài thơ hay lắm. Cảm ơn bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì muốn thay chữ BAO=chữ BÂY.Bao giờ là từ nghi vấn.Điều đó nói lên tác giả không hiểu mẻ hạt dẻ rang thơm ngon đến chừng nào?có thể là rất lâu nhưng cũng có thể là một thời khắc nhất định.Còn BÂY GIỜ là khẳng định hương vị mẻ hạt dẻ rang(từ ngày thơ trẻ)còn thơm ngon(dù trong tâm tưởng)đến tận bây giờ(thời hiện tại)dù không xác định cụ thể.

      Xóa
    2. Cám ơn bác Tạ Anh Ngôi và chị Kim Thư đã có lời chia sẻ. Song Thu vẫn thích từ bao giờ hơn. Bởi Thu nghĩ nó mở ra một khoảng thời gian mơ hồ, xa xăm, vô định hơn. Bây giờ có vẻ cụ thể quá

      Xóa
  4. Câu thơ thứ sáu phải sửa thành "Thơm ngon đến bây giờ" như đề nghị của Tạ Anh Ngôi là chuẩn. Còn để "Thơm ngon đến bao giờ" thì hơi vô nghĩa. Còn cái nắng trong bài thơ vẫn mới chỉ là cái "nắng thu" thôi. Mùa thu có ba tháng, thông thường là váo các tháng 7, 8, 9 âm lịch. Trong mấy tháng ấy thì "Mưa tháng bẩy gẫy cánh trám" tiếp đến là "Nắng tháng tám rám trái bưởi". Nhưng đây vẫn là cái nắng nồng chứ chưa phải là cái nắng hanh. Phải từ tháng 9 trở đi, sau tiết "sương giáng" và "bạch lộ" (nắng nhạt) cái nắng đăch trưng của mùa thu mới xuất hiện, một thứ nắng vừa trong vừa dịu nhẹ và vàng như tơ tằm. Nhưng cũng chưa thành nắng hanh được. Nắng hanh là cái nắng đặc trưng của mùa đông, thường rơi vào thiết "tiểu tuyết và "đại tuyết" (hanh heo). Những ngày giá rét mọi người thường hay ra ngồi dưới nắng hanh để "sưởi nắng" nhưng chỉ cần vào trong bóng râm là đã lại rét ngay.
    Không có chuyện cùng em đi du lịch Đồ Sơn như ông Ngôi "giầu trí tưởng bở" đâu. Nhưng đến kỳ nắng hanh thì mùa hạt dẻ đã kết thúc từ đời tám hoánh mất rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ngôi chỉ thích nắng Đông tao nên ấm áp và "chẳng cần đậy,chẳng cần che" như lúc đi với em ở mùa hè Đồ Sơn thôi!Vì có từ NHƯ nên thày Tuân nên liên tưởng đến Đồ Nhà chứ không phải Đồ Sơn đâu!

      Xóa
  5. Em cũng thấy thích "Thơm ngon đến bao giờ" hơn, vì theo mạch của bài thơ, nếu dùng từ "bây giờ" thì nó có vẻ thuận, và thường tình, giới hạn vị thơm của hạt dẻ rang từ tuổi thơ cho đến thời điểm bài thơ ra đơi. Nhưng nếu dùng "bao giờ" thì nó nâng cái dư vị thơm ngon ấy dài vô tận, không chỉ đến bây giờ mà mãi mãi... Chỉ là thế thôi, cái nỗi nhớ "nắng hanh" mới thật sự mơ màng, thật sự vĩnh hằng, nó mãi còn lại ngay cả khi bộ não của chúng ta không còn nhớ được bởi sự lão hóa của quy luật.

    Trả lờiXóa
  6. Cám ơn Minh Hương đã có sự đồng cảm với Song Thu
    ( Song Thu)

    Trả lờiXóa