Đài đá Lương Chiêu Minh thái tử chia kinh
梁昭明太子分經石臺
|
Lương Chiêu Minh
thái tử phân kinh thạch đài
|
梁朝昭明太子分經處
|
Lương Chiêu Minh thái tử phân kinh xứ
|
石臺猶記分經字
|
Thạch đài do ký phân kinh tự
|
臺基蕪沒雨花中
|
Đài cơ vu một vũ hoa trung
|
百草驚寒盡枯死
|
Bách thảo kinh hàn tận khô tử
|
不見遺經在何所
|
Bất kiến di kinh tại hà sở
|
往事空傳梁太子
|
Vãng sự không truyền Lương thái tử
|
太子年少溺菸文
|
Thái tử niên thiếu nịch ư văn
|
強作解事徒紛紛
|
Cường tác giải sự đồ phân phân
|
佛本是空不著物
|
Phật bản thị không bất trứ vật
|
何有乎經安用分
|
Hà hữu hồ kinh an dụng phân
|
靈文不在言語科
|
Linh văn bất tại ngôn ngữ khoa
|
孰為金剛為法華
|
Thục vi kim cang vi pháp hoa
|
色空境界茫不悟
|
Sắc không cảnh giới mang bất ngộ
|
癡心歸佛佛生魔
|
Si tâm quy phật
phật sinh ma
|
一門父子多膠蔽
|
Nhất môn phụ tử đa giao tế
|
一念之中魔自至
|
Nhất niệm chi trung ma tự chí
|
山陵不涌蓮花臺
|
Sơn lăng bất thống liên hoa đài
|
白馬朝渡長江水
|
Bạch mã triêu độ trường giang thủy
|
楚林禍木池殃魚
|
Sở lâm họa mộc trì ương ngư
|
經卷燒灰臺亦圯
|
Kinh quyển thiêu hôi đài diệc di
|
空留無益萬千言
|
Không lưu vô ích vạn thiên ngôn
|
後世愚僧徒聒耳
|
Hậu thế ngu tăng đồ quát nhĩ
|
吾聞世尊在靈山
|
Ngô văn thế tôn lại linh sơn
|
說法渡人如恆河沙數
|
Thuyết pháp độ nhân như hằng hà sa số
|
人了此心人自渡
|
Nhân liễu thử tâm nhân tự độ
|
靈山只在汝心頭
|
Linh sơn chỉ tại nhữ tâm đầu
|
明鏡亦非臺
|
Minh kính diệc phi đài
|
菩提本無樹
|
Bồ đề bản vô thụ
|
我讀金剛千遍零
|
Ngã độc kim cang thiên biến linh
|
其中奧旨多不明
|
Kỳ trung áo chỉ đa bất minh
|
及到分經石臺下
|
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ
|
終知無字是眞經
|
Chung tri vô tự hựu chân kinh
|
Dịch nghĩa
Nơi Chiêu Minh thái tử (1)triều Lương chia kinh
Đài đá còn ghi chữ "Chia kinh"
Nền đài gai góc lấp trong mưa bụi
Trăm loài cỏ sợ lạnh đều chết khô hết
Không thấy kinh còn lại nơi đâu
Chỉ nghe kể chuyện thời xưa
Lương thái tử thời niên thiếu say mê văn chương
Gượng bày đặt phân tách chi ly rắc rối
Phật vốn là không, chẳng vướng vào vật
Có gì tùy thuộc vào kinh mà chia với phân?
Văn thiêng không phải nhờ khoa ngôn ngữ
Cái gì là kinh Kim Cương, cái chi là kinh Pháp Hoa? (2)
Cảnh giới Sắc Không mờ mịt không hiểu
U mê mà theo Phật thì Phật sinh ra ma
Cha con một nhà cùng mù quáng hết (3)
Chỉ trong một niệm, ma tự đến
Ở nơi lăng núi không có đài sen nổi lên
Một sớm ngựa trắng vượt sông Trường Giang
Rừng nước Sở cháy, cây gặp tai họa, cá trong ao bị vạ (4)
Kinh cháy ra tro, đài cũng đổ
Muôn nghìn lời để lại đều vô ích
Chỉ để cho đám sư ngu dốt đời sau tụng đọc điếc tai
Ta nghe nói đức Thế Tôn (5) tại Linh Sơn
Thuyết Pháp cứu người nhiều như cát sông Hằng (6)
Người hiểu tâm này, người tự độ
Linh Sơn chính ở tại lòng ta
Gương sáng không có đài
Bồ đề vốn không cây (7)
Ta đọc Kinh Kim cương hơn nghìn lần
Nhiều yếu chỉ sâu sắc trong đó ta không rõ
Đến nay, dưới đài đá "Chia kinh"
Mới hiểu kinh "không chữ" mới thật là chân kinh (8)
Đài đá còn ghi chữ "Chia kinh"
Nền đài gai góc lấp trong mưa bụi
Trăm loài cỏ sợ lạnh đều chết khô hết
Không thấy kinh còn lại nơi đâu
Chỉ nghe kể chuyện thời xưa
Lương thái tử thời niên thiếu say mê văn chương
Gượng bày đặt phân tách chi ly rắc rối
Phật vốn là không, chẳng vướng vào vật
Có gì tùy thuộc vào kinh mà chia với phân?
Văn thiêng không phải nhờ khoa ngôn ngữ
Cái gì là kinh Kim Cương, cái chi là kinh Pháp Hoa? (2)
Cảnh giới Sắc Không mờ mịt không hiểu
U mê mà theo Phật thì Phật sinh ra ma
Cha con một nhà cùng mù quáng hết (3)
Chỉ trong một niệm, ma tự đến
Ở nơi lăng núi không có đài sen nổi lên
Một sớm ngựa trắng vượt sông Trường Giang
Rừng nước Sở cháy, cây gặp tai họa, cá trong ao bị vạ (4)
Kinh cháy ra tro, đài cũng đổ
Muôn nghìn lời để lại đều vô ích
Chỉ để cho đám sư ngu dốt đời sau tụng đọc điếc tai
Ta nghe nói đức Thế Tôn (5) tại Linh Sơn
Thuyết Pháp cứu người nhiều như cát sông Hằng (6)
Người hiểu tâm này, người tự độ
Linh Sơn chính ở tại lòng ta
Gương sáng không có đài
Bồ đề vốn không cây (7)
Ta đọc Kinh Kim cương hơn nghìn lần
Nhiều yếu chỉ sâu sắc trong đó ta không rõ
Đến nay, dưới đài đá "Chia kinh"
Mới hiểu kinh "không chữ" mới thật là chân kinh (8)
Dịch văn vần
Nơi Lương thái tử chia kinh
Thạch đài hai chữ rành rành còn ghi
Nền đài gai góc lấp đi
Cỏ hoa sợ rét đều thì chết khô
Kinh nào có thấy nơi mô
Chỉ nghe kể chuyện ngày xưa khá tường
Trước ngài say đắm văn chương
Tách chia tỉ mỉ đài gương đặt bày
Phật vốn không nào đã hay
Có đâu tùy thuộc vật này mà chia ?
Văn thiêng đâu bởi ngôn từ
Kim Cương cùng với Pháp Hoa là gì ?
Sắc không cảnh giới hiểu chi
U mê theo Phật Phật thì thành ma
Cha con mù
quáng cả nhà
Chỉ cần một niệm
là ma đến liền
Sơn lăng không
thấy đài sen
Trường Giang ngựa
trắng nhớ lần qua đây
Rừng Sở cháy, cá
vạ lây
Kinh ra tro
bụi, đài này còn chi
Nghìn pho để lại
ích gì
Để sư ngu tụng
nghe thì điếc tai
Thế Tôn khi ở
linh đài
Cứu người thuyết
pháp công ngài Hằng sa
Hiếu tâm tự độ
lòng ta
Gương đài gọi vậy
nhưng mà không gương
Bồ đề cây vốn cũng không
Kim Cương nghìn
lần đọc hiểu còn sai
Hôm nay đến dưới
thạch đài
Mới hay không lời
mới thật là kinh.
7/4/2014
Đỗ Đình Tuân dịch
Ghi chú:
1.Lương Chiêu Minh thái tử: Lương
(502-556) là một trong bốn triều vua thời Nam Triều (Tống, Lê, Lương, Trần).
Thái tử Chiêu Minh tên là Chiêu Thống, con của Lương Vũ Đế 梁武帝, tức
Tiêu Diễn 蕭統
(502-549), thời Nam Bắc triều 南北朝, hai cha con đều sùng bái đạo
Phật. Học rộng, ham nghiên cứu văn học, là tác giả bộ Văn tuyển 文選.
2.Kim Cương, Pháp Hoa: tên hai bộ
kinh Phật.
3.Một nhà cha con…: Năm Phổ thông thứ 8, vua Lương Vũ Đế,
sai sứ đithỉnh Bồ Đề Đạt Ma về Thành Đô là Kim Lăng, hỏi: “Trầm từ khi lên ngôi đến nay, xây chùa, chép kinh, độ tăng không biết
bao nhiêu mà kể, vậy có công đức gì không?”. Sư Đạt Ma đáp: “ Đều không công đức. Tại sao không có công
đức? Bởi vì những việc vua làm là hữu lậu chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân
thiện, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật. Vậy công đức chân thật
là gì ? Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn, thể phải được trống không vằng
lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như
xây chùa, chép kinh, độ tăng) mà cầu được.
Sau câu chuyện đối đáp này, sư biết tâm vua không khế hợp
đượcvới pháp mình bèn bỏ đi.
4. Bạch mã…Sở lâm: hai câu này nói về tích Hầu cảnh, trước
là tướng Đông Ngụy, Sau hàng Lương rồi
lại phản Lương, cưỡi ngựa trắng qua sông Trường Giang đánh Lương Vũ Đế. Khi Hầu
Cảnh hàng Lương, Đông Ngụy đưa tờ hịch cho Lương có câu: Sợ nước Sở mất vượn / Họa lây đến cẩy rừng / Cửa thành cháy vạ lây đến
cá dưới ao”.
5. Thế Tôn chỉ Phật Tổ
6. Hằng Hà sa số: nhiều như cát sông Hằng
7. Lấy ý từ bài kệ của Lục tổ Huệ Năng có những câu: “Bồ đề bản vô thụ / Minh kính diệc phi đài /
Bản lai vô nhất vật / Hà xứ nhạ trần ai” (Bồ đề vốn không có cây / Đài
gương cũng không có kính / Vốn không phải là một vật / Bụi bặm bám vào đâu ?).
8.Vô tự: tức kinh không chép bằng chữ: ý nói đạo ở tâm chứ
không phải ở kinh kệ.
7/4/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét