Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Dịch thơ Nguyễn Du 2


THANH HIÊN THI TẬP
Bài 1: Quỳnh Hải Nguyên tiêu
瓊海元宵
Quỳnh Hải nguyên tiêu
元夜空庭月滿天
Nguyên dạ không đình nguyệt mãn thiên
依依不改舊嬋娟
Y y bất cải cựu thiền quyên
一天春興誰家落
Nhất thiên xuân hứng thùy gia lạc
萬里瓊州此夜圓
Vạn lý quỳnh châu thử dạ viên
鴻嶺無家兄弟散
Hồng lĩnh vô gia hunh đệ tán
白頭多恨歲時遷
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên
窮途憐汝遙相見
Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến
海角天涯三十年
Hải giác thiên nhai tam thập niên    
Dịch nghĩa:

Đêm rằm tháng giêng ở Quỳnh Hải
 
 Đêm rằm tháng giêng, sân vắng, trăng đầy trời
Vẻ đẹp của thiền quyên y cũ không chút thay đổi
Một trời xuân hứng không biết rơi vào nhà ai
Muôn dặm Quỳnh Châu đêm nay (trăng) tròn
Chốn Hồng Lĩnh không có nhà, anh em tan tác
Đầu bạc nhiều giận ngày tháng đổi dời
Đường cùng thương mày từ xa thấy nhau
Nơi góc biển chân trời (tuổi) đà ba chục năm.

Dịch thơ:


Đầy trời trăng sáng sân không

Như xưa trăng vẫn gương trong một mầu

Một trời xuân hứng rơi đâu

Đêm nay trăng rọi Quỳnh Châu khắp miền

Không nhà thất tán anh em

Bạc đầu lắm hận bao phen đổi dời

Cùng đường lại gặp trăng chơi

Chân trời góc biển ba mươi tuổi tròn.

                               Đỗ Đình Tuân

                                 (dịch thơ)
Chú thích:

(1) Quỳnh Hải, Quỳnh Châu: Huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, quê vợ của Nguyễn Du.
Sau khi Nguyễn Khản thất lộc, Nguyễn Du về lánh nạn ở Quỳnh Côi.
(2) Thiền quyên: Dáng đẹp đẽ dễ thương. Nói chung về người lẫn vật, nhưng tục quen dùng để nói riêng về phụ nữ. Ở đây chỉ mặt trăng.
(3) Hồng Lĩnh: Núi ở Nghệ Tĩnh. Nguyễn Du chính quán Hà Tĩnh. Người anh khác mẹ của Nguyễn Du là Nguyễn Quýnh âm mưu kết nghĩa chống lại nhà Tây Sơn, bị bắt không
chịu phục, nên bị giết. Dinh cơ của họ Nguyễn cùng nhà cửa của đồng bào theo Nguyễn Quýnh đều bị phá hủy. Anh em Nguyễn Du chạy lánh nạn mỗi người mỗi nơi.
(4) Tam thập niên: Câu này có người cắt nghĩa là: "Ở nơi góc bể chân trời ba
chục năm". Giải nghĩa như thế e sai, vì Nguyễn Du lúc chạy đến Quỳnh Côi
lánh nạn, tuổi mới trên đôi mươi (sanh năm 1765, đậu tam trường năm 1784,
chạy giặc năm 1786). Và lênh đênh nơi quê vợ chỉ trên dưới mười năm. Như vậy phải
giải nghĩa là "tuổi ba mươi" mới đúng.
8/4/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét