Ngày thứ năm- 28.4.2015
(Tiếp theo
(Tiếp theo
Đúng như kế hoạch, trưa hôm đó chúng tôi tới nhà anh Phùng - nguyên là trung đội trưởng của Đại đội 3. Anh Phùng đẹp trai, vui tính, vốn học SQ Pháo binh về tăng cường cho TTG nên chuyên môn chẳng biết gì song anh em ai cũng quý anh vì tính tình phóng khoáng, cởi mở. Bọn tôi vẫn đùa: "Lão này bọ mà không bọ!". Năm 1975 anh lên chính trị viên phó đại đội 8 thì phải. Hòa bình rồi, Năm 1976, anh Phùng đi “tăng cường cấp huyện”. Thấy anh khai trong lý lịch đã từng công tác ở Đảo Mê, Đảo Mắt người ta điều anh ra luôn đảo Phú Quý. Thế rồi anh đón vợ vào và ở lại luôn nơi đây. Có chúng tôi vào anh chị vui lắm, nói cười luôn miệng và uống rất nhiều. Bao giờ và ở đâu, tình đồng đội giữa những người lính đã cùng vào sinh ra tử vẫn luôn vô cùng ấm áp.
Chiều muộn, đến Trảng Bom chúng tôi rời QL 1 để đi vào những con đường lô cao su như 40 năm trước đã từng đi - theo phương châm “ngày xưa xích lăn đến đâu thì giờ xe đi đến đấy” mà. Nhưng đúng là vật đổi sao dời, cảnh quan thay đổi quá nhiều. Những lô cao su ngày xưa giờ đã được thay thế bởi những khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc. Những con đường lô cao su xưa lầm bụi đất đỏ miền đông đã được thay bằng những con đường nhựa thẳng tắp, phẳng lì. Ngay cả cổng trường TG Long Thành và chiến địa cũ Nước Trong bây giờ cũng trở thành những xưởng máy, những xóm làng, những khu phố mới sầm uất, kẻ bán người mua tấp nập.
Hơi buồn một chút là kế hoạch thăm và giao lưu với CB-CS Trường HSQTTG (đóng tại Trường TG Long Thành, nơi chúng tôi đánh chiếm ngày xưa) đã không thực hiện được vì một “chỉ thị” nào đó của cấp trên. Chúng tôi không trách anh em. Quân đội là thế - “quân pháp bất vị thân” mà! Nhưng nghĩ cũng lạ, sao cũng trong quân đội, cũng chịu sự chỉ đạo của cái “chỉ thị” ấy mà các anh em PK-KQ ở Đà Nẵng đón tiếp chúng tôi nồng hậu thế, thân thiết thế. Cay nhất là Đậu Minh Tiến - nguyên phó HT của nhà trường. Song không sao cả! Vòng tay bạn bè vẫn luôn rộng mở. Nguyễn Xuân Thảo - bạn học phổ thông của tôi đã lo cho toàn đoàn ăn ở đàng hoàng và còn mở tiệc chiêu đãi chúng tôi vô cùng thịnh soạn tại nhà hàng của anh.
Nguyễn Xuân Thảo vốn là bạn học phổ thông của tôi. Ngày 13.5.1971, khi chỉ còn 1 tuần nữa thi tốt nghiệp thì anh nhập ngũ. Vào bộ đội, anh trở thành lính thông tin của 559. Sau 1975, Thảo cũng được đi học song lại xin về với một nguyện vọng hết sức giản dị: “Về để khôi phục kinh tế gia đình!”. Ấy thế nhưng không đơn giản chút nào. Cuộc sống thời hậu chiến đã dập vùi anh không thương tiếc. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” anh đã định cư ở Trảng Bom, Đồng Nai. Ơn Giời, những tháng ngày khó khăn dần qua. Ở tuổi 60 Thảo lại bắt đầu một sự nghiệp mới: mở nhà hàng. Và Giời đã không bỏ anh. Công việc ngày càng thuận lợi. Nhà hàng “Thảo Dê đại tài” đã hình thành 2 cơ sở: 1 ở Trảng Bom và 1 ở Nước Trong - ngay gần Ngã ba Thái Lan, chiến địa ngày xưa chúng tôi đánh nhau ở đấy. Với đầu vào tin cậy, chế biến ngon lành, giá cả hợp lý... chuỗi nhà hàng Thảo Dê Đại Tài ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Khi biết tin tôi sẽ tổ chức chuyến đi này và sẽ qua Nước Trong, Thảo đã thiết tha mời chúng tôi ghé lại và chiêu đãi bằng những món “độc” của nhà hàng. Không chỉ vậy, anh còn mời ông sui gia và một số anh em, bạn bè và các con đến dự nên bữa tiệc thật là vui vẻ, ấm áp. Ai muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời NXT thì xin mời vào:
http://khucquanhanh.vn/diendan/showthread.php?t=138&page=14Chiều muộn, đến Trảng Bom chúng tôi rời QL 1 để đi vào những con đường lô cao su như 40 năm trước đã từng đi - theo phương châm “ngày xưa xích lăn đến đâu thì giờ xe đi đến đấy” mà. Nhưng đúng là vật đổi sao dời, cảnh quan thay đổi quá nhiều. Những lô cao su ngày xưa giờ đã được thay thế bởi những khu công nghiệp, khu dân cư đông đúc. Những con đường lô cao su xưa lầm bụi đất đỏ miền đông đã được thay bằng những con đường nhựa thẳng tắp, phẳng lì. Ngay cả cổng trường TG Long Thành và chiến địa cũ Nước Trong bây giờ cũng trở thành những xưởng máy, những xóm làng, những khu phố mới sầm uất, kẻ bán người mua tấp nập.
Hơi buồn một chút là kế hoạch thăm và giao lưu với CB-CS Trường HSQTTG (đóng tại Trường TG Long Thành, nơi chúng tôi đánh chiếm ngày xưa) đã không thực hiện được vì một “chỉ thị” nào đó của cấp trên. Chúng tôi không trách anh em. Quân đội là thế - “quân pháp bất vị thân” mà! Nhưng nghĩ cũng lạ, sao cũng trong quân đội, cũng chịu sự chỉ đạo của cái “chỉ thị” ấy mà các anh em PK-KQ ở Đà Nẵng đón tiếp chúng tôi nồng hậu thế, thân thiết thế. Cay nhất là Đậu Minh Tiến - nguyên phó HT của nhà trường. Song không sao cả! Vòng tay bạn bè vẫn luôn rộng mở. Nguyễn Xuân Thảo - bạn học phổ thông của tôi đã lo cho toàn đoàn ăn ở đàng hoàng và còn mở tiệc chiêu đãi chúng tôi vô cùng thịnh soạn tại nhà hàng của anh.
Nguyễn Xuân Thảo vốn là bạn học phổ thông của tôi. Ngày 13.5.1971, khi chỉ còn 1 tuần nữa thi tốt nghiệp thì anh nhập ngũ. Vào bộ đội, anh trở thành lính thông tin của 559. Sau 1975, Thảo cũng được đi học song lại xin về với một nguyện vọng hết sức giản dị: “Về để khôi phục kinh tế gia đình!”. Ấy thế nhưng không đơn giản chút nào. Cuộc sống thời hậu chiến đã dập vùi anh không thương tiếc. Trải qua “ba chìm, bảy nổi, chín lênh đênh” anh đã định cư ở Trảng Bom, Đồng Nai. Ơn Giời, những tháng ngày khó khăn dần qua. Ở tuổi 60 Thảo lại bắt đầu một sự nghiệp mới: mở nhà hàng. Và Giời đã không bỏ anh. Công việc ngày càng thuận lợi. Nhà hàng “Thảo Dê đại tài” đã hình thành 2 cơ sở: 1 ở Trảng Bom và 1 ở Nước Trong - ngay gần Ngã ba Thái Lan, chiến địa ngày xưa chúng tôi đánh nhau ở đấy. Với đầu vào tin cậy, chế biến ngon lành, giá cả hợp lý... chuỗi nhà hàng Thảo Dê Đại Tài ngày càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Khi biết tin tôi sẽ tổ chức chuyến đi này và sẽ qua Nước Trong, Thảo đã thiết tha mời chúng tôi ghé lại và chiêu đãi bằng những món “độc” của nhà hàng. Không chỉ vậy, anh còn mời ông sui gia và một số anh em, bạn bè và các con đến dự nên bữa tiệc thật là vui vẻ, ấm áp. Ai muốn tìm hiểu thêm về cuộc đời NXT thì xin mời vào:
Phan Thiết
Tại tư gia anh Nguyễn Văn Phùng
Nụ cười của chủ nhân
Chiến địa xưa
Hội ngộ tại quán Thảo Dê Đại Tài:
Lão chủ quán
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét