Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

CHUYỆN BẠN BÈ TÔI

LÃO KHOÈO- 4

Như đã nói, ở cánh tay thằng bé có một “miếng thịt chó” đen sì, bằng khoảng 2 đầu ngón tay và mọc đầy lông. Khi nhìn thấy nó cũng có người nói ra, nói vào nhưng mây bà lớn tuổi trấn an ngay: “Chắc là con nhà ai nó lộn vào. Đấy là người ta đánh dấu đấy mà”. Chuyện “lộn vào” chắc mọi người đã biết nên không nói làm chi cho dài dòng. Tuy nhiên, nó cũng để lại một chút lấn cấn trong lòng những người chứng kiến.
Điều lấn cấn này không ngờ lại trở thành một sự thật đau lòng và chỉ được phát hiện ra khi thằng bé được 3-4 tháng tuổi. Mặc dù cháu vẫn phát triển bình thường, ăn khỏe, ngủ khỏe, mặt mũi thì thông minh dĩnh ngộ… song hình như ở nó vẫn có một cái gì đó khang khác. Ấy là nó gần như không có phản ứng gì trước những tiếng động xung quanh. Chơi với nó bằng cách chạm vào người  Sau nhiều lần thử thấy vẫn như vậy, vợ chồng hắn quyết định đưa con lên HN khám chuyên khoa và tại đây các BS kết luận: con hắn bị điếc bẩm sinh. Và họ còn tiên lượng rằng với những trẻ như thế này sau này sẽ bị câm vì chúng không nghe và do vậy không học được tiếng nói của con người. Đó thật sự là một tin buồn với không chỉ hắn và bố mẹ hắn.
Tiếp đó là một hành trình dài dằng dặc những ngày đi chữa chạy cho con. Hết Viện Nhi sang Viện Tai- Mũi Họng, rồi Việt Đức, Bạch Mai… bất lực thì chuyển sang chỗ ông Nguyễn Tài Thu ở Viện Châm cứu đang nổi tiếng như cồn cũng không ăn thua. Khi các bệnh viện lắc đầu, vợ chồng hắn nghe nói đến ông lang nào chữa được là tìm đến, có bài thuốc nào hay là tìm mua bằng được… Lương lậu của hai vợ chồng cùng với sự hỗ trợ của ông bà nội và gia đình (mẹ hắn có một sạp hàng khá lớn ở chợ Sao Đỏ, các em gái kinh tế cũng khá) dồn hết vào chữa bệnh cho cháu. Tuy nhiên, mọi cố gắng của hắn và gia đình đều bất lực. Thằng bé đã chính thức mang căn bệnh câm điếc bẩm sinh. Về nguyên nhân bệnh giới chuyên môn cũng không khẳng định điều gì nhưng họ cho rằng có khả năng đó là di họa của chất độc màu da cam mà hắn đã bị phơi nhiễm trong những năm chiến đấu ở chiến trường B1. Về chuyện này, tôi cũng thấy mình thật là may mắn bởi 3 năm tôi ở chiến trường thì đều ở vùng A Sầu- A Lưới- một trọng điểm ảnh hưởng của chất độc màu da cam mà đến nay nhiều chỗ người ta vẫn còn phải khoanh vùng ngăn không cho người vào.
Chuyện của thằng bé làm cả gia đình buồn song rồi cũng đành cam phận chứ biết làm thế nào. Chỉ có chút an ủi là về mặt ngoại hình thì cháu hoàn toàn bình thường, ăn khỏe, ngủ khỏe và thể lực khá tốt. Bây giờ, vấn đề đặt ra cho vợ chồng hắn phải là làm sao đó để cho thằng bé sau này lớn lên không phải là người thừa của xã hội. Phải làm sao để nó tự đứng được trên đôi chân của mình. Trong chuyện này, H. là người quyết tâm cao nhất. Nàng đã lao tâm, khổ tứ và bằng mọi cách để thực hiện ý nguyện của mình.

 Việc đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện cái quyết tâm làm cho thằng bé trở thành người hữu ích, tự đứng trên đôi chân của mình là phải cho nó đi học. Cái này thì ai cũng biết rồi: “Nhân bất học bất tri lý” mà. Nhưng cái sự học của thằng bé này nó rất khác với những trẻ em khác. Theo tìm hiểu của vợ chống hắn thì dạo đó cả miền Bắc chỉ có 2 trường học dành cho trẻ khiếm thính là trường Xã Đàn và trường Nhân Chính đều ở Hà Nội, trong đó trường Nhân Chính là một trường dân lập vừa mới được thành lập chưa lâu. Sau khi lên tham quan, tìm hiểu kỹ càng, H. quyết định xin cho con vào học ở Trường Nhân Chính. Việc xin học không có gì khó khăn, học phí cũng không cao lắm. Song khó khăn ở chỗ bảo đảm đời sống cho cháu thế nào? Một đứa bé 8,9 tuổi lành lặn, bình thường cũng không thể sống một mình ở HN. Đằng này cháu nó lại bị như thế thì còn khó khắn đến đâu.
Không thể bỏ cuộc, H. xin đi học cao học. Cũng may, công tác chuyên môn của cô cũng không bận lắm, cộng với quan hệ tốt của hắn với lãnh đạo nhà máy từ trước nên nhà máy đồng ý cho đi học. Thế là hai mẹ con tha lôi nhau lên HN. Trước mắt là tá túc ở nhà người thân- H. có bà chị ruột ở gần Bách Thảo. Hàng ngày, mẹ dạy sớm đèo con đến trường, giao con cho cô giáo, sau đó đi học. Buổi trưa lại tất tả phóng từ Trường ĐH KHTN về Nhân Chính lo cho con ăn trưa. Chiều quay lại trường làm việc. Hết giờ đến đón con về. Về phía hắn vẫn công tác ở Phả Lại, cuối tuần mới tranh thủ lên thăm vợ con và tiếp tế tiền nong cũng như lương thực, thực phẩm v.v….
Nói chung, đó là những tháng ngày rất vất vả của cả ba con người trong cái gia đình nhỏ ấy. Chả thế mà chỉ trong vòng một năm đầu hắn đã bạc gần hết. Tuy nhiên, một niềm hy vọng đã lóe lên: cháu bé hòa nhập nhanh với bạn bè, tiếp thu cũng được. Nói cho công bằng, đó là một thằng bé thông minh, hiếu động. Cũng chỉ vì căn bệnh điếc bẩm sinh nên nó thiệt thòi như vậy chứ nếu bình thường chắc hệ số IQ của nó cũng khá cao. Đi học hơn 1 năm nó đã có thể “bút đàm” với các cô chú những câu đơn giản. Nó đặc biệt quý con bé thứ hai nhà tôi vì chị này thích vẽ. Hai chị em có vẻ hợp nhau lắm. Khi nó đến chơi là hai chị em thi nhau vẽ đầy cả nhà.
Việc đi học của cháu bé thế là thuận song việc tổ chức cuộc sống cho gia đình càng ngày càng khó khăn. H. lại sắp ra trường nữa. Nếu cô phải quay lại Phả Lại thì mọi việc sẽ lại rối như mớ bong bong ngay. Trong điều kiện đó, một quýet tâm mới nảy sinh trong đầu vợ chồng hắn- phải chuyển nhà lên Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét