Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ "THẬP NHỊ GIA TIÊN"


                                             
            Thị xã Chí Linh nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hải Dương, một miền đất địa linh nhân kiệt. Nơi đây có cả thế đất tứ linh: Long Ly Quy Phượng... Là nơi "non quần thủy tụ", địa hình hiểm yếu nhưng thuận lợi về giao thông thủy bộ, có một quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam cổ kính dày đặc như: Côn Sơn, Kiếp Bạc, Chu Văn An, Thanh Mai, đền Cao, đền Sinh - đền Hóa...Là nơi lưu giữ bao dấu tích, bao mốc son chói lọi, bao trang sử hào hùng của dân tộc.Tất cả đã hòa quyện hun đúc, tạo nên nhân tài khí thiêng sông núi.
         Vùng quê non nước Lạc Đạo xưa, nay thuộc xã An Lạc thị xã Chí Linh có ngôi đền thờ tên gọi "đền Cao". Đền tọa lạc trên đỉnh ngọn núi Thiên Bồng có rừng lim cổ thụ  tỏa bóng mát quanh năm ôm ấp lấy ngôi đền, là nơi ẩn chứa bao giá trị văn hóa tâm linh. Nơi đây có 99 ngọn núi tượng trưng cho 99 con voi chầu về. Theo thuyết phong thủy phương đông đây là đất phát tích công hầu danh tướng.
        Đền Cao thờ đức thánh "Thiên Bồng Đại Tướng Quân", là một trong năm vị chủ tướng có công phù giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân xâm lược Tống năm 981. Ngôi đền chính là nơi lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán, thần tích điển tích và bí sử. Truyền thuyết về vương phụ vương mẫu của 5 vị tướng; huyền thoại về công trạng và sự sinh hóa ly kỳ của 5 vị tướng họ vương. Đặc biệt trong cung cấm của đền Cao còn lưu giữ một bản ngọc phả nói về cụ tổ "Thập nhị gia tiên":
       Vào khoảng những năm sau công nguyên thời Bắc thuộc, nước ta  bị giặc Hán đô hộ. Chúng biến nước ta làm một quận, gọi là quận Giao Chỉ. Nhà Hán đã thực hiện chính sách đồng hóa toàn diện người Việt với chính sách "giết phu hiếp phụ", chúng đã càn quét và săn lùng và giết chết hết đàn ông, con trai ngươi Giao Chỉ, bắt phụ nữ phải làm nô lệ tỳ thiếp cho quân đô hộ để nhằm làm mất đi giống nòi người Việt tại Dược Đậu  Trang xã Lạc Đạo, Huyện Bàng Châu Phủ Nam Sách Trấn Hải Dương nay thuộc(xã An Lạc -Thị xã Chí linh - Hải Dương).
           Tất cả đàn ông đều bị giặc phương Bắc kiếm tìm chém giết, nhưng tại khu rừng giếng chùa tháp dưới chân Di tích Đền Cao đã xảy ra một huyền thoại như sau:  Khi giặc phương Bắc truy tìm chém giết, chúng dẫn theo chó săn càn quét ở khắp nơi trong rừng, dứa, rừng cây rậm rạp. Lũ chó đánh hơi thấy người ẩn náu, đã cắn vang lên báo hiệu, lũ giặc ra sức tìm kiếm theo hướng chó săn, dùng đao kiếm chém vào những  nơi chúng nghi là có người đang trốn.  Lần đó, giặc tìm đến đúng nơi có người đang ẩn náu, chúng dùng kiếm và đao chém mạnh vào những bụi dứa xung quanh, chúng đã chém đứt một cánh tay của người đàn ông trốn trong bụi dứa. Bỗng nhiên có một con cáo từ trong bụi dứa lao vụt ra, chó săn và lũ giặc liền rượt đuổi theo, bọn giặc cho rằng chó đánh hơi thấy Cáo chứ không phải người cho nên chúng dừng lại không tìm kiếm nữa, chúng đã đi theo hướng khác. Vì vậy người đàn ông duy nhất trong làng đã may mắn thoát chết...
            Để mở mang lãnh thổ, với mục đích định cư lâu dài giặc  phương Bắc đã tuyển chọn 12 thiếu nữ để trồng các loài hoa đặc biệt là loài hoa Dành Dành. Chúng cho trồng loài hoa này với mục đích  nếu cây tươi tốt ra hoa kết trái, chúng sẽ cho xây dựng căn cứ lâu dài. Hàng ngày 12 cô gái đảm nhiệm việc trồng và chăm sóc hoa. Rất may mắn người đàn ông sống xót đã gặp được mười hai cô gái, ông đã được cứu sống nhờ các cô gái lén đưa cơm nước hàng ngày. Ông đã bày mưu cho mười hai cô gái đánh lừa bọn giặc bằng cách đun nước nóng để tưới hoa, không tưới trực tiếp vào gốc cây mà tưới từ xa tưới lại để cho cây héo từ từ. Quả nhiên sau một thời gian các cây hoa đã chết dần. Lũ giặc đã bị mắc lừa, chúng cho rằng đất ở đây không màu mỡ mà cằn cỗi, hay đã phạm vào long mạch không thể sinh sống ở đây được, nên chúng đã lẳng lặng rút đi bỏ mặc mười hai cô gái trong rừng.
           Sau khi lũ giặc đi khỏi người đàn ông đã lấy mười hai cô gái làm vợ. Các bà vợ lần lượt sinh con và các con đều lấy theo họ của mẹ, các họ như: Dương, Mạc, Phạm, Đào, Cao, Lỗ, Nguyễn, Đỗ, Hoàng, Bùi, Lê, Tạ. Từ đó trở đi mười hai dòng họ phát triển từ đời này qua đời khác, người đàn ông duy nhất ấy đã được suy tôn là: "Ông Tổ của mười hai dòng họ". Khi Ông tổ qua đời người dân thương tiếc, làm các thủ tục mai táng, xây lên một ngôi mộ lớn, gọi là mộ Tổ Thập Nhị Gia Tiên.
            Mộ được xây dựng ngay trong khu vườn dứa trước kia, dưới gốc cây lim già trên tám trăm năm tuổi (cây lim tổ cao tuổi nhất của rừng lim An Lạc). Hàng năm cứ đến ngày mười năm tháng mười âm lịch ban quản lý Di tích Đền Cao, nhân dân xã An Lạc, mười hai dòng họ có tên trên, cùng tất cùng các quý khách thập phương long trọng tổ chức lễ giỗ tổ "Thập Nhị Gia Tiên". Đặc biệt trong ngày hội có mười ba tuần tế, trong đó có một tuần tế "Cáo". Tế Cáo với ý nghĩa xin phép cụ Tổ, xin phép Đức Thánh cho mở hội, ngoài ra còn có ý nghĩa tế Ông Cáo (đã cứu sống cụ Tổ). Có một việc rất lạ kỳ, là trên thân cây lim tổ đã nhú ra một cái bừu rất lớn, hình thù như một ông Cáo nằm gọn trên thân cây. Đây là một điểm hấp dẫn lôi cuốn đối với bất kỳ một ai khi về đây tham quan chiêm bái. Lễ tế Cáo gồm thủ lợn và mâm xôi nhuộm quả Dành Dành màu vàng. Mâm xôi màu vàng đã gợi nhớ tới loài hoa Dành Dành xưa đã phải hy sinh cho sự trường tồn và phát triển của mười hai dòng họ Việt Cổ.                      

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét