Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

Tác giả cổ Chí Linh 18 (tiếp)





                                   Trần Quý Nha (3)


                        5. TRẠNG NGUYÊN PHẠM DUY TRĨ


               Ông người xã Xác Khê huyện Chí Linh, thủa bé bố chết, mẹ nuôi. Khi ông lên tám, chín tuổi, bấy giờ Thượng thư Nguyễn Khắc Kính, người xã Thanh Duy, huyện Siêu Loại chưa đỗ, đến ngồi dạy học ở làng ông. Mẹ ông đến hỏi Khắc Kính rằng:

               -Tôi có một đứa con nhỏ muốn xin vào, thì phải biện những lễ vật gì?

               Khắc Kinh cười nói rằng:

               -Hậu bạc tùy tâm chứ không có lệ ngạch nào cả.

               Bà nói rằng:

               -Giết trâu có được không? Nhà tôi có một con trâu để cày. Nhưng việc vào học rất là hệ trọng, tôi xin giết thịt để lễ tiên sư.

               Khắc Kính nói:

               -Như thế thì hậu hĩnh lắm!

               Bà bèn giết trâu làm lễ. Làm lễ xong, bà xin Khắc Kính đặt tên cho con và nói:

               -Cháu ở họ Phạm, tên tục là Trĩ. Những người trong họ đều đặt tên ba chữ và thường hay đệm chữ “Duy”. Vậy xin tiên sinh châm trước và đặt tên cho cháu.

               Trước kia có lần Khắc Kính nằm mơ thấy mình đỗ mà trong bảng Tiến sĩ, người đỗ đầu tên là Phạm Duy Trĩ. Ông tỉnh dậy ghi thấy tên ấy. Nhưng ông nghĩ các văn sĩ thời bấy giờ không có họ tên như thế. Ông bèn đi dạy khắp trong nước để tìm xem có người nào tên như thế không, nhưng tìm mãi mà chẳng thấy ai cả. Đến nay ông thấy bà nói, thì lấy làm sửng sốt và bảo bà rằng:

               -Cháu sẽ cùng đỗ một khoa với tôi.

               Khắc Kính bèn dậy ông học. Tiên sinh thấy ông thông minh khác thường, thì mừng lắm, nói:   

               -Thế này thì ta sẽ được đỗ ngay, không bị chậm nữa.

               Khoa Nhâm Tuất (1562), niên hiệu Quang Bảo thứ 9, đời Mạc Phúc Nguyên, ông và Khắc Kính cùng đỗ Tiến sĩ. Bấy giờ Khắc Kính tuy đã nhiều tuổi, nhưng từ chương không kém lúc thiếu niên, và vẫn có chí khí tranh khôi đoạt giáp. Hôm vào thi Đình, Khắc Kính bảo ông rằng:

               -Trạng nguyên nên nhường cho thầy.

               Duy Trĩ khiêm tốn xin vâng. Khi viết đầu bài xong, Khắc Kính bỗng nhiên đau bụng, rồi đau mãi đến trưa, chỉ nằm không làm được bài. Khắc Kính bèn nhớ tới giấc mộng ngày trước, bèn ngửa mặt lên trời khấn rằng:

               -Tôi không dám tranh Trạng nguyên với Duy Trĩ. Xin thần linh phù hộ để cho tôi được viết đủ quyển.

               Khấn xong thì khỏi đau bèn cầm bút viết bài.

               Đến khi truyền lô, ông đỗ Trạng nguyên, Khắc Kính đỗ Bảng Nhãn. Do đó  đủ biết người ta được vinh tiến đều có số, và thường có điềm báo trước cho biết. Phương chi mẹ ông sống rất độ lượng, thì tất được hưởng phúc lớn, chứ đâu phải ngẫu nhiên mà được.

               Tương truyền ông là học trò Trần Văn Phạm. Văn Phạm thường nói thế nào ông cũng đỗ đại khoa, và để cho nhà ông một ngôi đất, quyết định đến năm Mùi thì đỗ đại khoa. Văn Phạm điểm huyệt lập hướng xong thì về. Ông mời một thầy địa lý Trung Quốc đến xem lại. Thầy địa lý ấy lập hướng khác, rồi ông đem mộ đến mai táng.

               Văn Phạm không biết đã đổi hướng khác, tự tin mình giỏi nghề địa lý, và tuyên bố ở trong triều rằng:

               -Trạng nguyên năm nay sẽ về tay Duy Trĩ, là học trò của tôi.

               Khi vào thi Hội ông bị trượt. Bấy giờ Văn Phạm đang làm quan ở ngoài, nghe tin ông hỏng thi bèn về nhà, đến mộ xem lại, thì thấy sai hướng. Văn Phạm hỏi, ông cứ sự thực thưa và xin tạ lỗi. Văn Phạm bèn ngồi vào chỗ huyệt, sai ông theo hướng đầu và hướng chân cắm cọc tiêu chí và mai táng lại. Văn Phạm quả quyết nói rằng:

               -Nếu theo hướng ấy mà không được hiệu nghiệm, thì tôi sẽ đốt hết các sách đã học, để khỏi làm lỡ dở người khác.

               Năm ấy quả nhiên ông đỗ Trạng nguyên.  Trần Văn Phạm thật là có kỳ tài vậy. Ngôi đất ấy long mạch đến từ vị Tân và ứng vào vị tốn, chín khúc chầu phía trước, huyệt ở khe suối nhỏ, một mô đất nhô lên ở chính giữa cách huyệt rất gần. Trần Văn Phạm để hướng ấy, thì quả nhiên đến khoa trúng tuyển. Người Trung Quốc để theo hướng khác, tuy hợp nhãn cách, nhưng không phát, đủ biết thuật địa lý cũng khó thực. Ngôi đất ấy ngày trước có người phê bình rằng: “Núi xã Xác Khê chạy quanh về phía Đông, có thể hy vọng đỗ đạt cao” . Điều này nay đã ứng nghiệm.

               Tương truyền khi ông còn bé, một người ra cho ông câu đối rằng:

               Trượng phu chí khí tương kỳ, vật di tiểu, hiềm giới ý.

               Nghĩa là:

               Kẻ trượng phu chí khí tương kỳ, chớ lấy hiềm nhỏ mà khác ý.

               Ông đối rằng:

               Đế vương thi vi khí tượng, tất hữu đại quá ư nhân.

               Nghĩa là:

               Bậc đế vương thi vi khí tượng, tất có điều lớn hơn hẳn người.

               Khoa danh sự nghiệp của ông đại khái đã thấy ở đó.

               Sau khi ông đỗ, nhà nước gặp lúc nhiều việc, khi thì ông lên Nam Quan giao thiệp, khi thì ông đem quân đi đánh giặc. Ông làm đến Lại bộ Tả thị lang Xác Khê hầu. Những tác phẩm của ông ngày nay chỉ còn có 10 bài thơ đưa cho người Minh trong khi hội khám địa giới ở Nam Quan. Còn các bài khác đều thất truyền.





                                                6. DƯƠNG TỒN



               Ông người xã Lục Dương 1, huyện Chí Linh, có tiếng hay chữ, là tôn sư thời bấy giờ. Ông rất giỏi về phú. Hồi ấy có câu ngạn ngữ rằng “Dịu dàng như phú Dương Tồn”. Bấy giờ có một triều sĩ sưu tập những bài phú của ông. Đàn bà trẻ con đều biết tiếng ông. Ông đỗ Hương cống đời Mạc. Gặp lúc loạn lạc, ông không ra làm quan. Ông vào huyện Quỳnh Lưu, xứ Nghệ An dạy học, rồi làm nhà ở đó. Huyện ấy phía bắc giáp các dân man liêu, xưa nay không có học hành bao giờ. Ông đến mở trường dạy học. Về sau học trò là Hồ Sĩ Dương người xã Hoàn Hậu là người đỗ khai khoa làng ấy, mở đầu cho việc khai phá một cõi “hoang vu”. Từ đó văn phong đại chấn, khoa nào cũng có người đỗ. Làng ấy bèn thờ Dương Tồn làm tiên hiền và cho con cháu ông được miễn trừ các thư sưu dịch, lệ ấy đến nay vẫn còn.

               Ông văn học có thừa nhưng không muốn làm quan. Cứ đến khoa thi hương thì ông vào trường thi hộ người khác, thường thường bị bắt. Bấy giờ Hồ Sĩ Dương đang tại chức, thường can ông nhưng ông không nghe, vì ông lấy việc đó làm tiêu khiển.

               Tương truyền ông rất giỏi về nghề xem tướng và xem địa lí. Ông đi chơi khắp trong nước tìm đất cho mọi người. Ông đến đâu là lấy vợ và làm nhà ở đấy, được gọi là thày năm phương. Những người được đất phần nhiều phát đạt.2

               Bấy giờ vua sắp dựng phủ đường, Hồ Sĩ Dương tiến cử ông lên vua để cắm hướng. Nhân ngày tết Đoan dương, vua đem tất cả lễ vật của người ta cung tiến biếu lại ông. Khi ông về, vua sai Vân Quận công người xã Tam Điền đem thuyền tiễn đưa đến tận nhà. Ông được vua hậu đãi như thế.

               Ông lại giỏi binh pháp, đem dạy cho Hồ Sĩ Dương. Khi Sĩ Dương sang sứ Trung Quốc, từng giúp Trung Quốc phá giặc. Ở nước nhà thì Sĩ Dương Nam chinh lập được nhiều công. Đó đều là nhờ binh pháp của ông truyền cho.

               Sĩ Dương sau lúc hiển quý, thờ ông càng kính cẩn. Sau khi ông mất, cứ đến ngày giỗ thì làm lễ cúng tế thật to. Học trò người nào không đến giỗ thì bị Sĩ Dương trách mắng. Ôi ! Công đức dạy người to lớn lắm, nên được hậu báo.

               Tập phú của ông có hàng trăm ngàn bài. Nhưng nay chỉ thấy những bài phú tám vần như: Cao Tổ kiếm (Gươm của vua Cao Tổ), Ngọa Long (Rồng nằm-chỉ Gia Cát Lượng), Bạch y sơn nhân (Người núi áo trắng), Áp tử từ kê mẫu (Con vịt từ biệt mẹ gà), Du giang hồ (Đi chơi sông hồ), Thái Bạch (Lý Bạch), Hạng Vũ biệt Ngu Cơ (Hạng Vũ từ biệt nàng Ngu Cơ), Đạo đức vi lệ, nhân nghĩa vi uy (Đạo đức làm đẹp, nhân nghĩa làm uy), Nghênh Xuân uyển (Vườn Nghênh Xuân), Cương thổ phục cựu Hán Đường (Cương thổ đem lại Hán Đường cũ), Dĩ thiên hạ vi tâm (Lấy thiên hạ làm lòng). Những bài phú này rất hay, đọc lên như ăn miếng cơm ngon vào miệng. Danh tiếng không phải là hư truyền.

               Con ông là Dương Phổ cũng hay phú. Năm 12 tuổi, Phổ ở Nghệ An về thăm quê. Một buổi Phổ bế em ra chơi chợ Lạc Dương, thấy một người đàn bà nói rằng:

               -Phú ông Tỏi, hỏi làm gì?

               Ông liền hỏi người đàn bà ấy rằng:

               -Bà ở đâu đến đây? có lẽ bà ở gần làng ông Tỏi phải không?

               Chợt có một người đáp rằng:

               -Tôi ở gần nhà ông ấy.

               Ông bèn dùng lời nói thô bỉ bảo người ấy rằng:

               -Nhờ ông về bảo Tỏi rằng thiên hạ còn có nhiều người có dương vật dài to, chứ không phải chỉ có một mình tỏi có. Nếu Tỏi muốn thi phú thì mời Tỏi đến nhà tôi.

               Người ấy về bảo ông Tỏi. Ông Tỏi tức giận tìm đến nhà ông Phổ. Ông Phổ mời vào nhà. Sau khi nghỉ ngơi một lúc, thì ra đầu bài. Ông Phổ lấy sách mở ra trúng ngay vào chỗ “Phu Tử tại Tề văn thiều” (Khổng Tử ở nước Tề nghe nhạc thiều, bèn ra đầu bài là “Phu tử văn thiều phú” (Bài phú Khổng Tử nghe nhạc thiều). Rồi hai người cùng làm.

               Bài của ông Phổ mở đầu có những câu này: “Đại nhân ất kỷ tư văn tại ty. Tập đại thành kim thanh ngọc chấn, đức hạnh tháo nhân hành an chi” Nghĩa là: Đại nhân ất kỷ (chỉ Khổng Tử) văn ấy ở đó. Vàng ngọc tập thành những tiếng, đức hạnh đến an hành sinh tri.

               Ông Tỏi trông thấy mấy câu ấy, lấy làm sợ lắm, bèn gác bút xin rút lui. Ông Phổ mời ông Tỏi ngồi lại, đợi ông làm xong bài hãy về. Làm xong, ông đưa cho ông Tỏi xem, ông Tỏi rất làm thán phục. Bài phú ấy và bài phú Thu thanh (Tiếng mùa thu) của ông đều được truyền tụng.

               Năm 18 tuổi, bản huyện mở kỳ khảo hạch các sĩ tử trong huyện. Đầu bài thi là “Thu thanh phú”. Bài của ông hay nhất, ông được đỗ đầu.



Chú thích:

               1-Lục Dương: có sách chép Lục Dương là thôn Triều Dương.

               2-Chẳng hạn như âm phần họ Vũ thôn Tam Điền, huyện Phượng Nhãn là do ông Dương Tồn tìm đất cho.



                                    7. TRÍ SĨ NGUYỄN QUANG TRẠCH



               Ông người xã Kiệt Đặc huyện Chí Linh, thông minh ngay từ bé. Năm ông lên 7 tuổi một người vào bậc cha chú ra cho ông một câu đối rằng:

               Thất tuế thần đồng tử

               Nghĩa là:

               Trẻ thần đồng bảy tuổi

               Bấy giờ ông đang đọc sách Hạ kỷ Đại Vũ. Ông đối ngay rằng:

               Bát đại Hoàng Đế tôn

               Nghĩa là:

               Cháu tám đời vua Hoàng Đế.

               Người ấy kinh ngạc nói rằng ngày sau ông tất thành đại danh.

               Về sau ông đã nhiều tuổi mà vẫn chưa đỗ. Khoa Giáp Thìn (1664) lấy 13 Tiến sĩ, nhưng ông không trúng tuyển, Bố ông giận nói mỉa rằng:

               -Khoa này lấy 13 Tiến sĩ mà không đỗ, lúc nào mới thành danh?

               Khoa Đinh Mùi (1667) niên hiệu Cảnh Trị thứ 5 đời vua Lê Huyền Tông, chỉ lấy có 3 Tiến sĩ thì ông đỗ đầu. Hôm vào thi Đình, có người hỏi ông đỗ thứ mấy? Ông đùa đáp lại rằng:

               -Tôi trúng thứ ba cũng là cao rồi còn hỏi làm gì?

               Ông ứng chế trúng cách, làm quan đến Hình bộ Đô cất sự trung rồi về trí sĩ, hưởng thọ hơn 70 tuổi. Ông có hai người con trai là Quang Chiêu và Quang Dương đều đỗ Tiến sĩ.


7/8/2012

Đỗ Đình Tuân                                  

(Sưu tầm, giới thiệu)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét