Đời
người như một dòng sông, có khúc bồi khúc lở, có khúc ngoặt, khúc trải
rộng mênh mông. Dòng sông mẹ tôi chở nặng phù sa - những hạt phù sa li
ti mà hàm chứa nặng tình ân nghĩa. Đời mẹ cứ góp nhặt chắt chiu như thế,
chắt chiu từ khốn khó, gom nhặt từ đổ vỡ để nâng niu, để chăm chút sinh
thành.
Nhiều lần tôi ngẩn ngơ đứng lặng lẽ trước bến sông quê, cái bến sông có
bao nhiêu bậc, mỗi bậc như một nốt nhấn của đời người, không chao đảo
hẫng hụt mà chậm rãi đậm đà, mà thong thả bao dung. Bến sông là nơi gặp
gỡ và chia ly, mái chèo khua vào ánh trăng vẹt mòn theo năm tháng. Con
đò chở đầy bao ưu tư tâm sự. Có chút chòng chành mấp mé của những chuyến
đò đầy: “Hai mươi năm chị tôi đi đò đầy/Cứ sợ đắm vì mình còn nhan
sắc”. Nhà thơ tài hoa Hữu Thỉnh đã từng viết về số phận của người phụ nữ
chờ chồng trong chiến tranh. Có người ví con đò cong như một vầng trăng
- vầng trăng thời gian. Con đò - trăng ấy đã chở cả đời mẹ. Tiếng gọi
đò năm nào ở bến sông Lấp trong thơ Tú Xương còn làm ta giật mình đến
bây giờ.
Nhiều lần đi dọc bờ sông, dọc con đê thoai thoải cỏ may níu bước chân người, tôi cứ nghĩ: Mẹ là sông còn cha là con đê vạm vỡ, đê là cung trầm, sông là cung bổng, vòng tay đê ôm trọn dòng sông. Đê sừng sững luôn được đắp bồi bởi sức bền của đất để khỏe khoắn hồng hào tươi mới và kiêu hãnh thì sông lại lặng lẽ ẩn sâu bao đợt sóng ngầm, bao uẩn khúc “Sóng lặng rồi sông vẫn cứ xanh xao”. Tôi đã từng thổn thức trước sự hao gầy mà vẫn mềm mại dịu dàng của mẹ. Mẹ ơi! "Trời rạn vỡ mây còn thể lấp/Nhưng làm sao vá được nếp sông nhàu”. Nhiều lúc nhìn vầng trán đã lặn sóng của mẹ trong một buổi chiều rộng rãi không biết cất vào đâu tôi thèm được ngắm mẹ nhai trầu. Miếng trầu cay ấm nồng giao thoa tình đất, tình người. Cũng như dòng sông giao thoa giữa tình đất và nước. Dòng sông thì vẫn cứ mải miết chảy, con đò thì cứ thao thiết trôi nhưng mẹ chân bước ngắn dần, dòng sông mẹ đã đổ vào biển cả. Biển mặn mòi và cô đơn. Dòng sông mẹ chở chúng con những cánh buồm ra với đại dương mênh mông nơi cửa sông bắt đầu bao ước vọng. Mẹ lặng lẽ quay về với con đò, bến quê, với bến lở khuyết hao dâng hiến phù sa cho đời, cho vòng tay đê choàng ôm thôn xóm. Cánh buồm con căng phồng gió thổi từ mặt sông đời mẹ. Con lại nhớ về cánh cò chớp trắng trên sông, về con cá bống “bống bống bang bang” đều mang dáng dấp của mẹ. Mẹ đã mang thai con “Chín tháng ngắn hơn mười ngày” còn dòng sông mang thai nặng trĩu phù sa “Mười ngày dài hơn cả đời sông”...
Nhiều lần đi dọc bờ sông, dọc con đê thoai thoải cỏ may níu bước chân người, tôi cứ nghĩ: Mẹ là sông còn cha là con đê vạm vỡ, đê là cung trầm, sông là cung bổng, vòng tay đê ôm trọn dòng sông. Đê sừng sững luôn được đắp bồi bởi sức bền của đất để khỏe khoắn hồng hào tươi mới và kiêu hãnh thì sông lại lặng lẽ ẩn sâu bao đợt sóng ngầm, bao uẩn khúc “Sóng lặng rồi sông vẫn cứ xanh xao”. Tôi đã từng thổn thức trước sự hao gầy mà vẫn mềm mại dịu dàng của mẹ. Mẹ ơi! "Trời rạn vỡ mây còn thể lấp/Nhưng làm sao vá được nếp sông nhàu”. Nhiều lúc nhìn vầng trán đã lặn sóng của mẹ trong một buổi chiều rộng rãi không biết cất vào đâu tôi thèm được ngắm mẹ nhai trầu. Miếng trầu cay ấm nồng giao thoa tình đất, tình người. Cũng như dòng sông giao thoa giữa tình đất và nước. Dòng sông thì vẫn cứ mải miết chảy, con đò thì cứ thao thiết trôi nhưng mẹ chân bước ngắn dần, dòng sông mẹ đã đổ vào biển cả. Biển mặn mòi và cô đơn. Dòng sông mẹ chở chúng con những cánh buồm ra với đại dương mênh mông nơi cửa sông bắt đầu bao ước vọng. Mẹ lặng lẽ quay về với con đò, bến quê, với bến lở khuyết hao dâng hiến phù sa cho đời, cho vòng tay đê choàng ôm thôn xóm. Cánh buồm con căng phồng gió thổi từ mặt sông đời mẹ. Con lại nhớ về cánh cò chớp trắng trên sông, về con cá bống “bống bống bang bang” đều mang dáng dấp của mẹ. Mẹ đã mang thai con “Chín tháng ngắn hơn mười ngày” còn dòng sông mang thai nặng trĩu phù sa “Mười ngày dài hơn cả đời sông”...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét