Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014

Dịch thơ Nguyễn Du 25


Bài 24

Điệp tử thư trung



蝶死書中
Điệp tử thư trung
芸窗曾幾染書香
Vân song (1) tằng kỷ nhiễm thư hương
謝卻風流未是狂
Tạ khước phong lưu vị thị cuồng
薄命有緣留簡籍
Bạc mệnh hữu duyên (2) lưu giản tịch (3)
殘魂無淚哭文章
Tàn hồn vô lệ khốc văn chương
蠹魚易醒繁花夢
Đố ngư (4) dị tỉnh phồn hoa mộng (5)
螢火難灰錦繡腸
Huỳnh hỏa nan hôi cẩm tú trường
聞道也應甘一死
Văn đạo (6) dã ưng cam nhất tử
淫書猶勝爲花忙
Dâm thư do thắng vị hoa mang (7)

Dịch nghĩa: Bướm chết trong sách

Nơi cửa sổ trồng cỏ vân đã từng bao lần đượm mùi hương sách vở
Từ bỏ phong lưu chưa hẳn là dại
Mệnh bạc nhưng có duyên được lưu lại trong sách vở
Hồn tàn không nước mắt khoác văn chương
Con mọt sách dễ tỉnh giấc mộng phồn hoa
Lửa đom đóm khó đốt cháy tấm lòng gấm vóc
Được nghe đạo lý rồi chết cũng cam
Say đắm vào sách còn hơn đa mang vì hoa.

Dịch thơ: Bướm chết trong sách

Bao lần cử sổ đượm mùi hương
Từ bỏ phong lưu chẳng phải cuồng
Bạc mệnh còn duyên lưu sách vở
Tàn đời không lệ khóc văn chương
Mọt già dễ tỉnh giầu sang mộng
Lửa đóm thiêu sao tấc dạ vàng
Đạo lý nghe rồi vui vẻ chết
Hơn là hoa bướm tiếng đa mang.

                          Đỗ Đình Tuân
                            (dịch thơ)

Chú thích:
(1) Vân song: Cửa sổ trồng cỏ vân hương. Tức thư phòng.
(2) Bạc mệnh hữu duyên: Nghe truyền là: "Khô cốt hữu duyên lưu giản tịch".
(3) Giản tịch: Giản là thẻ tre. Ngày xưa chưa có giấy, dùng thẻ tre để ghi chép. Tịch là sổ sách.
(4) Đố ngư: Dịch tạm là mọt sách. Nhưng không phải giống mọt như mọt cây gỗ, vì không có vỏ cứng. Đây là một loại gián nhỏ, không cánh, có ba lông đuôi như ba sợi râu.
(5) Phồn hoa mộng: Mộng giàu sang.
(6) Văn đạo: Nghe được Đạo. Do câu nói của Khổng Tử trong sách Luận Ngữ 論語 :
"Triêu văn đạo tịch tử khả hĩ" 朝聞道,夕死可矣!Nghĩa là: "Sáng nghe đuợc đạo lý,
chiều tối chết cũng hả lòng".
(7) Vị hoa mang: Câu này nghe truyền là: "Vi hoa vương". Nghĩa là vì hoa mà thác
(vong). Chữ "vương" đắc thế hơn chữ "mang". Trên kia chép theo bản Thi Vũ ở Pháp gởi tặng.
14/5/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét