Truyền
thuyết về Viên Lăng, có kể về đám tang của Trần Hưng Đạo vào mùa thu năm Canh
Tý (1300) như sau: Suốt ba gian nhà lớn để 72 chiếc quan tài giống nhau như đúc
(72 chiếc quan tài này biểu trưng cho 72 năm sinh thời của Trần Hưng Đạo). Khi
đưa tang, 72 chiếc quan tài này được chia đều về 3 địa điểm: 24 chiếc đưa về
Trần Thương, 24 chiếc đưa về Tức Mặc, 24 chiếc còn lại đưa ra núi Ngọc. Chôn
cất xong lại san phẳng, rồi trồng cây như cũ. Từ đó núi Ngọc mang tên mới là
Viên Lăng, có nghĩa là “Vườn mộ”. Nhưng truyền thuyết không kể gì về không khí
tang tóc buồn đau của đám tang ấy cả.
Chỉ
có KHÓC HƯNG ĐẠO VƯƠNG của Phạm Ngũ Lão là nói khá rõ về cái không khí đau buồn
lúc ấy: sau khi nghe tiếng chuông hồi,
tâm trạng Phamh Ngũ Lão choáng ngợp trong một nỗi buồn nặng nề u ám:
Thu phong tiêu tán bất thăng bi
(Gió thu xua tan mây, nhưng không
xua tan được nỗi buồn)
Rồi
cái nỗi buồn ấy như mau chóng lan tỏa ra khắp đất trời:
Vũ ám trường
giang không lệ huyết
Vân đê phúc đạo tỏa sầu mi
(Mưa đen dòng sông dài, trời khóc
như nhỏ máu
Mây tuôn đầy lối ngõ khóa chặt nỗi
buồn đau)
Thật
là một không khí tang tóc đang bao trùm lên tất cả ! Đó cũng là bài thơ duy
nhất của người đương thời viết về đám tang này.
Ở
những đời sau, thơ viết về Trần Hưng Đạo, thường đánh giá, suy tôn về đức độ và
võ công của Người:
Sinh phùng gia hấn thệ thâu trung
Mậu kiến trùng hưng đệ nhất công
(Sinh thời gặp lúc gia đình có xích
mích, ông thề giữ đạo trung
Giúp nên cơ nghiệp trùng hưng, công
lao của ông vào bậc nhất)
Hoặc:
Công mãn Nam thiên thùy trúc bạch
Uy dư Đông hải thiếp ba đào
(Công lao đầy khoảng trời Nam,
sử xanh ghi chép
Uy linh khắp miền Đông hải, sóng cả
yên lặng)
Cao Bá Quát
Hoặc
nữa:
Sát khước hồ Nguyên bách vạn binh
Trần triều danh tướng trạc vương linh
(Giết phăng trăm vạn quân rợ nguyên
Vị tướng tài đời Trần oai linh lừng
lẫy)
Nguyễn Thiện Thuật
Đọc
những câu thơ tầm vóc ấy, lòng ta thấy sảng khoái lạ. Sẽ càng thấy lý thú hơn
khi những câu thơ ấy còn thể hiện cái dư
uy thần thánh của Trần Hưng Đạo:
Một hậu uy do tồi Bắc lỗ
Ỷ thiên trường kiếm dạ minh phong
(Ông tuy thác rồi mà cái uy thừa
còn phá tan giặc Bắc
Thanh kiếm dài tựa vào trời khi xưa
đêm đêm thường kêu rít trong gió)
Đặng Minh Khiêm
Cái
dư uy ấy sẽ còn mãi cùng non sông đất nước, với núi Vạn Kiếp, với sông Lục đầu:
Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí
Lục Đầu vô thủy bất thu thanh
(Núi Vạn Kiếp đều mang uy kiếm tuốt
Sông Lục Đầu đâu chẳng sóng quân
reo)
Vũ Phạm Hàm
Trong
thực tế lịch sử, cái dư uy thần thánh của Trần Hưng Đạo đã từng là nguồn cổ vũ
động viên và tiếp sức cho nhiều thế hệ anh hùng cứu nước của dân tộc. Cho nên
không phải ngẫu nhiên mà trong Đề Trần
Hưng Đạo vương từ, Nguyến Thiện Thuật đã từ lòng tự hào thán phục, đến hoài
cảm mênh mang và kết thúc bắng một tâm nguyện, một quyết tâm:
Nguyện bằng nhất kiếm thanh quần xú
Quỷ độc như kim thậm Bá Linh.
(Muốn nhờ oai gươm thiêng trừ hết
bọn quỷ xấu -Chỉ bọn thực dân Pháp-
Ngày nay chúng còn độc ác hơn bọn
Bá Linh xưa -chỉ Phạm Nhan-).
Những
áng thơ trên đã làm sáng lên một lẽ lớn: một nhận thức đúng, một tình cảm đẹp,
đối với quá khứ oanh liệt của tổ tiên, luôn luôn là một nguồn lực cho hiện tại.
Đúng là Nguyễn Thiện Thuất chưa thực hiện được điều tâm niệm của mình, nhưng
mạch ngầm lịch sử đã truyền qua tấm gương hy sinh và chiến đấu của ông đến
những thế hệ nối tiếp, dẫn dắt dân tộc ta đến cách mạng tháng Tám , đến lứng
lẫy Điện Biên chấn động địa cầu.
17/5/2014
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét