Bài 159
Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thương thư
輓同年雲亭
進士楊尚書
|
Vãn đồng niên Vân Đình
Tiến sĩ Dương Thương thư
|
已矣楊大年
|
Dĩ hĩ Dương đại niên
|
雲樹心懸懸
|
Vân thụ tâm huyền huyền
|
回憶登科後
|
Hồi ức đăng khoa hậu
|
與君晨夕联
|
Dữ quân thần tịch liên
|
相敬且相愛
|
Tương kính khả tương ái
|
遭逢如夙緣
|
Tao phùng như túc duyên
|
有時出京路
|
Hữu thời xuất kinh lộ
|
空山聞落泉
|
Không sơn văn lạc tuyền
|
有時上高閣
|
Hữu thời thượng cao các
|
歌兒鳴素絃
|
Ca nhi minh tố huyền
|
有時對君飲
|
Hữu thời đối quân ẩm
|
大白浮八埏
|
Đại bạch phù bát diên
|
有時與論文
|
Hữu thòi dữ luận văn
|
東壁羅簡編
|
Đông bích la giản biên
|
戹運逢暘九
|
Ách vận phùng dương cửu
|
斗升非貪天
|
Đẩu thăng phi tham thiên
|
予老公亦老
|
Dư lão công diệc lão
|
解組歸田園
|
Giải tổ quy điền viên
|
往來不數得
|
Vãng lai bất sác đắc
|
一遇三年前
|
Nhất ngộ tam niên tiền
|
執手問衰健
|
Chấp thủ vấn suy kiện
|
語言殊未愆
|
Ngữ ngôn thù vị khiên
|
公年少予歲
|
Công niên thiểu dư tuế
|
予病疑公先
|
Dư bệnh nghi công tiên
|
忽聞公訃至
|
Hốt văn công phó chí
|
驚起皇皇然
|
Kinh khởi hoàng hoàng nhiên
|
予豈不厭世
|
Dư khởi bất yếm thế
|
而公争上仙
|
Nhi công tranh thượng tiên
|
有酒為誰買
|
Hữu tửu vi thùy mãi
|
不買非無錢
|
Bất mãi phi vô tiền
|
有詩為誰冩
|
Hữu thi vi thùy tả
|
不冩非無箋
|
Bất tả phi vô tiên
|
陳蕃榻不下
|
Trần phồn tháp bất hạ
|
伯牙琴亦燃
|
Bá Nha cầm diệc nhiên
|
公既棄予去
|
Công ký khí dư khứ
|
予亦不公憐
|
Dư diệc bất công liên
|
老人哭無淚
|
Lão nhân khốc vô lệ
|
何必強洏漣
|
Hà tất cưỡng nhi liên
|
Viếng bạn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư
Thôi thôi bác Dương đã qua đời rồi
Nhìn cảnh mây chiều cây xuân mà lòng
ngậm ngùi không dứt (1)
Nhớ lại sau khi thi đỗ
Sớm tối cùng bác sum vầy
Kính trọng nhau, yêu mến nhau
Cuộc gặp gỡ như có duyên trời định sẵn
Có lúc cùng nhau đi trên con đường lên kinh đô
Nghe tiếng suối sa trong núi vắng
Có lúc cùng nhau lên gác cao
Nghe con hát gảy đàn
Có lúc cùng nhau đánh chén
Chén đại bạch tràn trề tám phương
Có lúc cùng nhau bàn văn
Phủ đông bích bầy đầy sách vở
Vận rủi ro gặp hội dương cửu
Không phải tham thưng đấu lộc trời
Tôi đã già bác cũng đã già
Cởi dây ấn về với ruộng vườn
Chúng ta ít qua lại được với nhau
Chỉ ba năm trước gặp nhau một lần
Cầm tay bác hỏi thăm khỏe hay yếu
Thấy bác nói năng vẫn chưa lẫn cẫn
Bác ít tuổi hơn tôi
Mà hình như tôi lại ốm trước bác
Chợt nghe tin báo bác đã qua đời
Tôi giật mình trở dậy xiết bao kinh hoàng
Tôi đâu phải không chán đời
Mà bác vội giành tôi lên trước cói tiên
Có rượu mua uống cùng ai
Không mua không phải là không có tiền
Có thơ viết gửi cho ai
Không viết không phải là không có giấy
Giường Trần Phồn không hạ xuống
Đàn bá Nha cũng đốt cháy luôn
Bác đã bỏ tôi mà đi
Tôi cũng chẳng thương xót bác
Người già khóc không có nước mắt
Can chi mà cố gắng cho dàn dụa ra.
Nguyễn Khuyến tự dịch:
Khóc Dương Khuê (2)
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta
Nhớ từ thở đăng khoa (3) ngày trước
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau
Kính yêu từ trước đến sau
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời
Cũng có lúc chơi vơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo
Có khi từng gác cheo leo
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang (4)
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp
Chén quỳnh tương (5)ăm ắp bầu xuân
Có khi bán soạn câu văn
Biết bao đông bích (6) điển phần (7)trước sau
Buổi dương cửu (8)cùng nhau hoạn nạn
Phận đẩu thăng (9) chẳng dám tham trời
Bác già tôi cũng già rồi
Biết thôi thôi thế thì thôi mới là
Muốn đi lại tuổi già thêm nhác
Trước ba năm gặp bác một lần
Cầm tay hỏi hết xa gần
Mừng rắng bác vẫn tinh thần (10) chưa can
Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác
Tôi lại đau trước bác mấy ngày
Làm sao bác vội về (11) ngay
Chợt nghe tôi đã chân tay rụng rời
Ai chẳng biết chán đời là phải
Sao vội vàng đã mải lên tiển
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ đắn đo chẳng viết
Viết đưa ai ai biết mà đưa
Giường kia treo (12) cũng hững hờ
Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn (13)
Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở
Tôi tuy thương lấy nhớ làm thương
Tuổigià hạt lệ như sương
Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan
1. Mây chiều cây xuân: thơ Đỗ Phủ nhớ Lý Bạch có câu: “vị bắc xuân thiên thụ, Giang Đong nhật mộ vân” (Cây mùa xuân ở phía bắc sông Vỵ, mây buổi chiều ở phía đông Trường Giang). Đời sau dùng chữ “Vân thụ” để nói tình bạn nhớ nhau.
2. Dương Khuê: sinh năm Kỷ Hời (1839-1902), người làng Vân Đình , huyện Ứng Hòa (Hà Đông cũ), đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, làm tham tá nha kinh lược Bắc Kỳ, thăng tổng đốc Nam Định, năm 1902 ông mất, nguyễn Khuyến làm bài thơ này bằng chữ Hán, đồng thời dịch ra thơ nôm
3. Đăng khoa: đi thi đỗ
4. Cầm xoang: cung đàn và giọng hát
5. Quỳnh tương: rượu quý, rượu ngon
6. Đông bích: do câu “Đông bích đồ thư, tây viên hàn mặc” (vách bên đông thì để sách vở, vườn bên tây thì để bút mực). Ý chỉ nơi để sách và chỗ ngồi đọc sách.
7. Điển phần: theo bài tựa ở Kinh Thư, Khổng Am Quốc có nói: Sách của Phục Hy, Thần Nông, HHoàng Đế gọi là tam phần nói về đạo lớn. Sách của Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường-Ngu, gọi là ngũ điển, nói về đạo thường.
8. Buổi dương cửu: theo luật lịch chí thì trong một nguyên có 4617 năm, 106 năm đầu là hội dương cửu, trong đó có 9 năm bị hạn tai, nên cũng gọi là “ách hội”.
9. Đẩu thăng: cái đấu và cái thưng, đơn vị đo lường ngày xưa: câu này ý nói: trước cảnh đời đổi thay, nhà thơ phải từ quan về nhà, không dám tham công danh bổng lộc nữa.
10. Tinh thần chưa can: tỉnh táo khỏe mạnh, chưa ốm đau gì.
11. Về : dịch chữ quy có nghĩa là chết, do thành ngữ “sinh ký, tử quy” ( sống mới là gửi, là nhờ, chết mới là về”.
12. Giường treo: Trần Phồn đời Hậu Hán, có người bạn rất thân tên là Từ Trĩ, Phồn giành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến thì mời ngồi, , lúc bạn về thì tro lên.
13. Ngẩn ngơ tiếng đàn: nhắc lại tích Bá Nha-Tử Kỳ, bạn tri âm tri kỷ của nhau. Khi Chung Tử Kỳ mất thì Bá Nha cũng đập nát cây đàn không gẩy nữa vì không còn người hiểu tiếng đàn của mình nữa.
2. Dương Khuê: sinh năm Kỷ Hời (1839-1902), người làng Vân Đình , huyện Ứng Hòa (Hà Đông cũ), đỗ cử nhân cùng khoa với Nguyễn Khuyến, làm tham tá nha kinh lược Bắc Kỳ, thăng tổng đốc Nam Định, năm 1902 ông mất, nguyễn Khuyến làm bài thơ này bằng chữ Hán, đồng thời dịch ra thơ nôm
3. Đăng khoa: đi thi đỗ
4. Cầm xoang: cung đàn và giọng hát
5. Quỳnh tương: rượu quý, rượu ngon
6. Đông bích: do câu “Đông bích đồ thư, tây viên hàn mặc” (vách bên đông thì để sách vở, vườn bên tây thì để bút mực). Ý chỉ nơi để sách và chỗ ngồi đọc sách.
7. Điển phần: theo bài tựa ở Kinh Thư, Khổng Am Quốc có nói: Sách của Phục Hy, Thần Nông, HHoàng Đế gọi là tam phần nói về đạo lớn. Sách của Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Cao Tân, Đường-Ngu, gọi là ngũ điển, nói về đạo thường.
8. Buổi dương cửu: theo luật lịch chí thì trong một nguyên có 4617 năm, 106 năm đầu là hội dương cửu, trong đó có 9 năm bị hạn tai, nên cũng gọi là “ách hội”.
9. Đẩu thăng: cái đấu và cái thưng, đơn vị đo lường ngày xưa: câu này ý nói: trước cảnh đời đổi thay, nhà thơ phải từ quan về nhà, không dám tham công danh bổng lộc nữa.
10. Tinh thần chưa can: tỉnh táo khỏe mạnh, chưa ốm đau gì.
11. Về : dịch chữ quy có nghĩa là chết, do thành ngữ “sinh ký, tử quy” ( sống mới là gửi, là nhờ, chết mới là về”.
12. Giường treo: Trần Phồn đời Hậu Hán, có người bạn rất thân tên là Từ Trĩ, Phồn giành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn đến thì mời ngồi, , lúc bạn về thì tro lên.
13. Ngẩn ngơ tiếng đàn: nhắc lại tích Bá Nha-Tử Kỳ, bạn tri âm tri kỷ của nhau. Khi Chung Tử Kỳ mất thì Bá Nha cũng đập nát cây đàn không gẩy nữa vì không còn người hiểu tiếng đàn của mình nữa.
Đỗ Đình Tuân dịch thơ:
Ôi thôi bác đi rồi
Cỏ cây lòng chơi vơi
Nhớ sau ngày thi đỗ
Sớm hôm bác cùng tôi
Quý nhau và yêu nhau
Gặp gỡ như duyên trời
Có lúc cùng lên kinh
Lưng đèo nghe suối chảy
Có lúc trên tầng gác
Cùng vui nghe con hát
Có lúc uống cùng nhau
Rượu ngon tràn chén ngọc
Có lúc bàn văn chương
Sách vở đầy đông bích
Cùng gặp vận dương cửu
Còn tham gì đấu thưng
Tôi bác cùng tuổi tác
Cởi ấn về ruộng nương
Từ đấy ít gặp nhau
Chỉ có ba năm trước
Được gặp bác một lần
Thấy bác vẫn tinh thần
Bác ít tuổi hơn tôi
Tôi lại đau trước bác
Chợt nghe tin bác mất
Tôi giật mình kinh hoàng
Tôi cũng chán đời rồi
Sao bác lên tiên trước ?
Có rượu uống cùng ai
Không mua tiền bỏ đấy
Có thơ viết gửi ai
Không viết không thiếu giấy
Giường Trần Phồn treo mãi
Đàn Bá Nha đốt rồi
Bác đã quyết bỏ tôi
Tôi thương gì bác nữa
Tuổi già hạt lệ khô
Ép sao cho dàn dụa ?!
29/01/2015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét