Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Đọc Quốc âm thi tập (9)

49. Thuật hứng 4

Văn này 1 ngẫm thấy mỗ thon von 2
Thương hải 3 hay khao 4 thiết thạch mòn
Chí cũ ta liều 5 nhiều sự hóc
Người xưa sử chép thấy ai còn
Nguyệt xuyên há dễ thâu 6 lòng trúc
Nước chảy âu khôn xiết 7 bóng non
Song viết lại toan nào của tích
Bạc mai vàng cúc để cho con.
1. Văn này: dịch chữ “tư văn” trong hán tự chỉ chung đạo nho đạo thánh hiền.
2. Thon von: mòn mỏi suy đồi
3. Thương hải: biển xanh
4. Khao : Khô khao
5. Liều : đọc biến âm của chữ « liệu » nghĩa là lường tính trước.
6. Thâu : thấu tới
7. Xiết : cuốn trôi
50. thuật hứng 5

Đến trường đào mận ngạc 1 chăng thông
Quê cũ ưa làm chủ cúc thông
Sầu nặng Thiếu Lăng 2 biên đã bạc
Hứng nhiều Bắc Hải 3 chén chưa không
Mai chăng bẻ thương cành ngọc
Trúc nhặt vun tiếc cháu rồng 4
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước chầu đông.
1. Ngạc : nghẽn tắc
2.Thiếu Lăng : tên hiệu của Đỗ Phủ, nhà thơ đời Đường
3.Bắc Hải : chỉ Khổng Dung đời hậu Hán, từng làm quan ở Bắc Hải (tỉnh Sơn Đông), người đời gọi ông là Khổng Bắc Hải, tính hiếu khách.
4. Cháu rồng : TVG phiên là « chiếu rống ». ĐDA, BVN phiên là « cháu rồng ». Chữ Hán là « long tôn ». Ở Thần châu có một giống trúc rất nhỏ mọc trong hàng núi tên là long tôn. Nghĩa cả câu sáu là « thường vun bụi trúc cho măng mọc »
51. Thuật hứng 6

Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng 1
Chiêm bao ngỡ đã đến trong
Chè tiên nước kín bầu in nguyệt
Mai rụng hoa đeo bóng cách song
Gió nhặt 2 đưa qua trúc ổ 3
Mây tuôn phủ rợp thư phòng
Thức nằm nghĩ ngợi còn mường tượng
Lá chưa ai quét cửa thông.4
1. Nhặt chốc mòng : tưởng nhớ luôn luôn không khuây được.
2. Gió gấp, thổi liên tục
3. Trúc ổ : khóm trúc, bụi trúc
4. Cửa thông : cửa có trồng thông.

52. Thuật hứng 7

Con lều mòn mọn đẹp sao
Trần thế chăng cho bén mỗ hào 1
Khách lạ đến ngàn hoa chửa rụng
Câu mầu 2 ngâm dạ nguyệt 3 càng cao
Những màng 4 lẩn quất vườn lan cúc
Ắt ngại lanh tranh 5 áng mận đào
Ngựa ngựa xe xe la ỷ tốt 6
Dập dìu là ấy chiêm bao.
1. Bén mỗ hào : dính một mảy may
2. Câu mầu : câu thơ hay tuyệt diệu
3. Dạ nguyệt : vầng trăng
4. Những màng : những mong
5. lanh tranh:lăng xăng chạy vạy
6. La ỷ tốt: quần áo đẹp
53. Thuật hứng 8

Hễ kẻ làm quan đã có duyên
Tới lui mặc phận tự nhiên
Thân xưa hương hỏa chăng còn ước
Chí cũ công danh đã phỉ nguyền
Trẻ hòa sang 1 ấy phúc
Gìà được trọn 2 là tiên
Cho về cho ở đều ơn chúa
Lọ phải xun xoăn đến cửa quyền.


1. Thân xưa hương hỏa : do từ nhà Phật “hương hỏa nhân duyên”. Người xưa lúc thề nguyền thường đốt hương để cáo với thần linh, vì thế cái nhân duyên đã thề nguyền từ trước gọi là « hương hỏa nhân duyên. Ở đây nguyễn trãi nói « thân xưa hương hỏa » là nói ý này.
2. Trẻ hòa sang : trẻ mà được quý hiển (đỗ đạt, làm quan)
3. Già được trọn : được sống trọn tuổi trời, sinh thuận, tử an, trọn thân danh
4. Xun xoăn : xem chú thích bài 38
54. Thuật hứng 9

Cội cây 1 la đá 2 lấy làm nhà
Lân các 3 ai hầu mạc 4 đến ta
Non lạ nước thanh làm dấu
Đất phàm cõi tục cách xa
Thiên Thai 5 hái thuốc duyên gặp
Vị Thủy 6 gieo câu tuổi già
Cốt lạnh hồn thanh chăng khứng hóa 7
Âu còn nợ chúa cùng cha.
1. Cội cây :ĐDA phiên là cối cây và hiểu là cây cối nói chung. Tân biên phiên là « cội cây » và hiểu là gốc cây.
2. La đá : ĐDA phiên là « là đá » xem « là » là hệ từ. Tân biên phiên là « la đá » một từ kép chỉ đá nói chung.
3. Lân các : gác lân, Hán Tuyên đế sai vẽ tượng 11 công thần đời Hán đặt ở đây để lưu trữ vàvinh danh.
4. Mạc : vẽ
5. Thiên Thai : tên núi ở huyện Thiên Thai tỉnh Chiết Giang. Lưu Thần và Nguyễn Triệu đời Hán nhân tiết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5) vào núi Thiên Thai hái thuốc, gặp hai tiên nữ, kết duyên vợ chồng. Được một năm hai chàng nhớ nhà, từ giã mà về. Sau Lưu, Nguyễn muốn trở lại núi với tiên nữ, nhung không nhớ đường.
6. Vi Thủy : Tên sông phát nguyên ở Cam Túc, chảy vào Hoàng Hà ở Thiểm Tây. Lữ Thượng gặp thời vua Trụ bạo ngược, ở ẩn câu cá bên bờ sông Vị, lúc gặp Chu Văn Vương thì đã 80 tuổi, ra giúp Văn Vương, Vũ Vương lập nên cơ nghiệp nhà Chu.
7. Chẳng khứng hóa : không chịu thay đổi cái cốt cách thanh cao tâm hồn trong sạch của mình.
01/09/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét