MẠNH HẠO NHIÊN
孟浩然
Mạnh Hạo nhiên (689-740), người
Tương Dương (Tương Phàn, Hồ Bắc ngày nay). Lúc trẻ ấn cư ở núi Lộc Môn. Thời
Khai Nguyên du ngoạn Trường An, thi tiến sĩ không đỗ, bèn chu du vùng Giang
Hoài, Ngô Việt, Tương Cám, rồi quay về Tương Dương, suốt đời không làm quan. Phần
lớn cuộc đời ông sống ở Tương Dương.
Phong cách thơ ông thanh đạm, thường
phản ánh đời sống của ngưới ẩn dật và miêu tả thiên nhiên. Ông sở trường về ngũ
ngôn luật thi. Thi nhân đời Đường ngoài Lý Bạch phải kể đến Vương Duy, Mạnh Hạo
Nhiên. Đó là do hai ông đã có những thành tựu đặc sắc về miêu tả sơn thủy, điền
viên. Ông có Mạnh Hạo Nhiên tập. Trong
Toàn Đường thi có 2 quyển thơ ông.
宴梅道士山防
孟浩然
林卧愁春盡
搴帷覽物华
忽逢青鳥使
邀入赤松家
金灶初開火
仙桃正發花
童顏若可駐
何惜醉流霞
Yến
Mai đạo sĩ sơn phòng
Mạnh Hạo Nhiên
Lâm ngọa sầu xuân tận
Khiên duy lãm vật hoa
Hốt phung thanh điểu sứ
Yêu nhập xích tùng gia
Kim táo sơ khai hỏa
Tiên đào chính phát hoa
Đồng nhan nhược khả trú
Hà tích túy Lưu Hà.
Dịch
nghĩa:
Dự
tiệc tại sơn phòng của đạo sĩ Mai
Nằm
trong chốn sơn lâm buồn vì ngày xuân sắp hết
Vén
mành cửa sổ nhìn cảnh sắc rực rơ bên ngoài
Bỗng
có vị sứ của tiên nhân 1 tới
Mời
ta vào nhà của Xích Tùng 2
Bếp
vàng 3 vừa nhóm lửa
Đào
tiên 4 đang đúng lúc nở hoa
Nếu
giữ mãi được vẻ mặt trẻ thơ
Thì
ta chẳng tiếc suốt ngày say với rượu Lưu Hà 5
Dịch
thơ:
Nằm nhà buồn tiết xuân tàn
Vén mành nhìn cảnh huy hoàng ngoài xa
Bỗng đâu có sứ tiên ra
Rước mời đến dự tiệc hoa sơn phòng
Bếp vàng vừa nhóm lửa xong
Đào tiên đúng lúc cũng bừng nở hoa
Giá như trẻ mãi
không già
Suốt ngày chẳng tiếc Lưu Hà nhắp say.
Đỗ Đình Tuân
- Thanh điểu sứ: sứ giả của tiên nhân. Ở đây chỉ người đạo sĩ Mai cử đến mời Mạnh Hạo Nhiên.
- Xích Tùng gia: nhà của Xích Tùng tử, ở đây chỉ đạo sĩ Mai
- Kim táo (lò vàng): chỉ lò luyện đan của Đạo gia
- Tiên đào (đào tiên)chỉ cây đào bên ngoài nhà
- Lưu Hà: tên loại rượu tiên. Sách Bão Phác tử của Cát Hồng ghi: “Hạng Man Tư vào núi học tiên, mười năm không trở về. Người nhà hỏi lý do, ông ta nói: Có tiên nhân một chén Lưu Hà, uống vào không cảm thấy đói khát nữa”
16/11/2015
Đỗ
Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét