Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

RƯỢU TRONG THƠ ĐƯỜNG 74


ĐỖ PHỦ
杜甫

Đỗ Phủ (712- 770), tự Tử Mỹ, tự xưng là Đỗ Lăng Bố Y (người áo vải Đỗ Lăng), Thiếu Lăng Dã Lão (ông lão nhà quê Thiếu Lăng). Quê gốc Tương Dương, (nay là Tương Phàn, Hồ Bắc),  sinh ở huyện Củng (nay thuộc Hà Nam), cháu nhà thơ Đỗ Thẩm Ngôn. Nhiều lần đi thi tiến sĩ không đỗ, lãng du khắp nơi, kết thân với Lý Bạch, về sau cư trú Trường An. An-Sử dấy loạn ông bị bắt ở Trường An, về sau trốn tới Phượng Tường, yết kiến Túc Tông, được phong làm tả thập di, vì dâng sở cứu Phòng Quản, đắc tội với Túc Tông, ít lâu sau qua Tần Châu vào đất Thục, tới Thành Đô dựng thảo đường bên ngòi Cán Hoa. Sau làm tham mưu dưới trướng của tiết độ sứ Kiếm Nam là Nghiêm Vũ, rồi được tiến cử làm kiểm hiệu Công bộ viên ngoại lang. Cuối đời đưa gia đình rời đất Thục, mất trên đường đi.
Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại đời Đường của Trung Quốc, thơ ông phản ánh quá trình lịch sử từ thịnh chuyển suy của triều Đường, được tôn là “thi sử”, có ảnh hưởng rất sâu xa tới đời sau. Ông nếm đủ đau buồn trong cuộc đời, gần gũi, am hiểu đời sống nhân dân, công kích những mặt đen tối của xã hội. Phong cách thơ dồn nén, trầm uất, niêm luật nghiêm chỉnh, quy chuẩn hó thơ cách luật cổ điển, trở thành mẫu mực cho thơ đời sau. Vì vậy ông được tôn vinh là “thi thánh”. Ông có Đỗ Công bộ tập. Trong Toàn Đường thi có 19 quyển thơ ông.
贈衛八處士
    杜甫
人生不相見
動如參與商
今夕復何夕
共此燈
少壯能幾時
鬢髮各已蒼
訪舊半
惊呼中腸
焉知二十載
重上君子堂
昔別君未婚
兒女忽成行
怡然敬父執
問我來何方
問答乃未已
區兒羅酒漿
夜雨剪春韭
新炊間
主稱會面難
累十觴
十觴亦不
感子故意長
明日隔山岳
世事雨茫茫
Tặng Vệ bát xử sĩ

             Đỗ Phủ

Nhân sinh bất tương kiến
Động như Sâm dữ Thương
Kim tịch phục hà tịch
Cộng thử đăng chúc quang
Thiếu tráng năng kỷ thời
Mấn phát các dĩ thương
Phỏng cựu bán vi quỷ
Kinh hô nhiệt trung trường
Yên tri nhị thập tải
Trùng thướng quân tử đường
Tích biệt quân vị hôn
Nhi nữ hốt thành hàng
Di nhiên kính phụ chấp
Vấn ngã lai hà phương
Vấn đáp nãi vị dĩ
Khu nhi la tửu tương
Dạ vũ tiễn xuân cửu
Tân xuy gián hoàng lương
Chủ xưng hội diện nan
Nhất cử lũy thập thương
Thập thương diệc bất túy
Cảm tử cố ý trường
Minh nhật cách sơn nhạc
Thế sự lưỡng mang mang.

Dịch nghĩa:
Tặng ẩn sĩ tám Vệ 1

Ở đời không gặp nhau
Mối người thường như sao hôm và sao mai
Đêm nay là đêm gì 2
Mà ta lại cùng ngồi dưới ánh đèn nến này
Tuổi trẻ trai tráng được mấy lúc
Người nào giờ tóc cũng bạc rồi
Hỏi chuyện bạn cũ thì phần nữa đã là ma
Thảng thốt lòng ta như lửa đốt
Nào biết hai mươi năm sau
Ta lại lần nữa lên nhà bạn
Trước kia khi chia tay bạn còn chưa kết hôn
Mà giờ con cái đã thành hàng
Chúng vui mừng kính chào bạn của cha
Hỏi ta từ đâu tới
Hỏi đáp còn chưa dứt
Thì bạn đã sai con bày rượu và món ăn ra
Đêm mưa cắt rau hẹ mùa xuân
Cơm mới nấu trộn với kê vàng
Chủ hỏi gặp nhau khó
Uống liền một lúc mười chén rượu
Mười chén cũng chẳng say
Ta vô cùng xúc động trước tình cũ sâu đậm của bạn
Ngày mai chia tay nhau
Sự đời đôi ngả mênh mang.

Dịch thơ :

Người đời khó gặp nhau
Như sao Hôm sao Mai
Đêm nay là đêm gì
Cùng đèn nến ngồi đây 
Trai trẻ được mấy chốc
Tóc xanh giờ trắng mây
Bạn cũ nửa qua đời
Lòng ta như đốt lửa
Trải hai mươi năm trời
Lại cùng nhau gặp gỡ
Chia tay bạn chưa vợ
Giờ con cái đầy đàn
Chúng kính chào bạn bố
Hỏi ta đến từ đâu
Chào hỏi còn dang dở
Bạn đã sai bày cỗ
Nào rau hẹ mùa xuân
Cơm mới trộn kê vàng
Bạn bảo gặp nhau khó
Cùng uống mười chén luôn
Mười chén cũng không say
Sâu đậm thay tình cũ
Ngày mai lại chia tay
Mênh mang đời đôi ngả...
             Đỗ Đình Tuân
  1. Ẩn sĩ tám Vệ : bạn thời trẻ của tác giả. Mùa xuân năm Càn Nguyên 2 (759), Đỗ Phủ từ Lạc Dương về Hoa Châu, dọc đường ghé qua Bồ Châu (Vĩnh Tế Sơn Tây ngày nay) thăm người bạn này.
  2. Người xưa thường dùng « Kim tịch thị hà tịch » (cái đêm hôm ấy đêm gì) để diễn ta một đêm khó quên. 
19/11/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét