Xuân Hiểu có 2 bài thơ “ Quan họ muộn về”. Một Câu lạc bộ nọ định chọn đăng một bài. Họ điện về hỏi mình nên chọn bài nào. Mình xin chuyển “Câu hỏi của họ” đến các bạn, nhờ các bạn chọn hộ. Hoặc giả các bạn cú thể sửa lại cho mình được thì càng tốt.
Mỡnh xin cảm ơn trước.
Mỡnh xin cảm ơn trước.
Quan họ muộn về "1"
Buông mùng con nhện giăng tơ
Trống cơm ai vỗ bây giờ nên vông
Tìm ai con sít lội sông
Đương nhiên mắc nợ tang bồng ai trao
Đa đoan ai đã buộc vào
Duyên tình ai mắc, mắc bao duyên tình
Một ngày dồn những ba sinh
Dài ghê cái kiếp chúng mình ngu ngơ
Còn duyên chẳng hẹn chẳng chờ
Quẩn quanh chi, để bây giờ trách nhau
Mà rằng: Ai có lỗi đâu
Thôi thì... cứ kệ mái đầu pha sương
Thôi thì, cứ nhớ cứ thương
Cứ yêu cho thắm, muộn đường vẫn đi
Giăng tơ con nhện nói gì
Trống cơm khéo vỗ mà chi hỡi nàng
Lội sông con sít đã sang
Nợ tang bồng, chót đã mang nợ rồi
Nàng về còn lại mình tôi
Câu quan họ muộn rối bời dòng thơ
Quan họ muộn về "2"
Buông mùng con nhện giăng tơ
Trống cơm ai vỗ bây giờ nên vông
Tìm ai con sít lội sông
Trống cơm mắc nợ tang bồng ai trao
Đa đoan ai đã buộc vào
Giải xanh ai thả ai trao duyên lành
Duyên xưa giăng nợ ba sinh
Mờ sương khói để chúng mình lơ mơ
Còn duyên chẳng đợi chẳng chờ
Quẩn quanh chi để bây giờ trách nhau
Mà rằng: Ai có lỗi đâu
Thôi thì... cứ kệ mái đầu pha sương
Đơn thân hai phía nhớ thương
Lá ơi cứ thắm muộn đường vẫn đi
Sá gì gió thổi triền đê
Trống cơm xin vỗ cả khi muộn màng
Lội sông con sít đã sang
Nợ tang bồng, chót đã mang nợ rồi
Bão bùng lúc nắng chiều vơi
Câu quan họ muộn rối bời dòng thơ
Nguyễn Xuân Hiểu
Mình rất yêu quan họ nhưng chưa thực sự suy ngẫm nhiều về quan họ. Nhưng theo tinh thần đại khái mình cảm nhận được thì quan họ ở phần trữ tình nhất là tiếng nói của tình yêu lứa đôi nhưng với ngôn ngữ TÌNH BẠN. Đại từ nhân xưng dùng trong quan họ khá bình đẳng và ngang vai: thường là NGƯỜI "Người ơi, người ở đừng về..." hoặc TÔI "đêm hôm qua mình tôi nhớ bạn..." Đôi khi cũng dùng EM nhưng xét ra bản chất của chữ EM cũng chỉ là sự mềm hóa của chữ tôi thôi "em là con gái Bắc Ninh..." Nội dung tình cảm chủ yếu là lòng trân trọng, quý mến, thương nhớ, mong mỏi hẹn hò ...với một tấm lòng vị tha rất cao cả: " Người về tôi dặn câu rằng / Đâu hơn người kết, đâu bằng người đợi chúng tôi...". Vì thế mà trong quan họ hầu như ít gặp những giận hờn , oán trách, than thân...Cho nên những ĐA ĐOAN, những TRÁCH NHAU trong QUAN HỌ MUỘN VỀ, theo mình thì chưa thích hợp lắm với tinh thần quan họ. Đặc biệt là cái NỢ TANG BỒNG đưa vào đây là hết sức xa lạ với quan họ. NỢ TANG BỒNG (nợ cung tên) vốn thuộc lĩnh vực thi thố tài năng của các đấng nam nhi trong các xã hội phong kiến cũ, không thuộc lĩnh vực tình cảm. Còn so sánh cụ thể hai bài thì theo anh Tuân bài 1 khá hơn nhất là hai câu kết " Nàng về còn lại mình tôi / Câu quan họ muộn rối bời dòng thơ" (Nên thay bằng lòng thơ thì trữ tình hơn), Bởi hai câu này trở lại được với tinh thần quan họ hơn cả. Thiếu hai câu này thì bài thơ chẳng còn gì là quan họ cả.
Trả lờiXóaNói thêm:
Trả lờiXóaTrong lời của bài TRỐNG CƠM đoạn kết viết " Một bầy tang tình con sít (hay kít ?) lội...lội...lội sông ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai, duyên nợ cách tang bồng..." thì không nên biến nó thành NỢ TANG BỒNG. Theo mình hiểu thì đó chỉ là những tiếng đệm trong bài hát này thôi.
Trước hết ST hoàn toàn nhất trí với Đ Đ T là bài một hay hơn bài hai và nên thay từ" dòng thơ" trong câu cuối thành " lòng thơ" sẽ tăng giá trị biểu cảm và làm cho bài thơ nặng tình hơn.
Trả lờiXóaTuy nhiên theo sự hiểu biết của ST thì trong bài TRỐNG CƠM, câu kết là: " Em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng" chứ không phải là " cách tang bồng". Vì vậy ta có thể hiểu khách tang bồng ở đây là chỉ đâng nam nhi có lối sống bay nhảy, phóng túng và hào hoa chứ không thể hiểu đó " chỉ là những tiếng đệm trong bài hát này thôi" như lời bác Đỗ được.
Thứ hai , mình cũng đồng quan điểm với bác Đỗ là " Nợ tang bồng" theo nghĩa đen tức là nợ cung tên, và theo nghĩa bóng, nghĩa khái quát là chỉ cái nợ của đấng nam nhi với công danh, với sự nghiệp kinh bang tế thế chẳng hạn. Trong thơ Nguyễn Công Trứ có câu: " Nợ tang bồng trăng trắng vỗ tay reo".
Tuy vậy nếu dùng vào đây thì cái cụm từ ấy đã được chuyển nghĩa đi rồi vì thế mà đặt trong toàn bài, người đọc vẫn có thể hiểu và chấp nhận được.
Mặt khác, theo ST hiểu thì ở đây, Xuân Hiểu chỉ muốn mượn hình ảnh "Quan họ muộn về" để nói một mối duyên tình muộn màng thôi. Vì thế, bài thơ nếu bài thơ còn ít cái tinh thần quan họ hoặc còn có những từ ĐA ĐOAN hay TRÁCH NHAU dù chưa hợp lắm với tinh thần quan họ như bác Đỗ nói nhưng nó lại hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong thơ, nên vẫn ổn .
Một điều nữa ST muốn nói là, dù bài hai không hoàn chỉnh bằng bài một nhưng mình lại rất thích hình ảnh : "Dải xanh ai thả" trong bài hai. Vì nó gợi ra hình ảnh cái thắt lưng xanh của liền chị và gợi một cái gì đó đáng yêu thắt buộc đến không thể quên, khó có thể gỡ bỏ...
Đôi lời cảm nhận như vậy nếu có gì không hợp với mọi người mong được đại xá!
Xuân Hiểu trân trọng ghi nhận và cảm ơn những đánh giá "Có tính chuyên môn cao" của 2 vị bạn chơi. Thực tình như XH đã điện và nói trực tiếp với ST rằng - Bài 1 là bài nguyên bản của tác giả còn bài 2 là bản của Ban biên tập nọ định sửa, trong khi thâm tâm XH cũng không thích bài 2 bằng bài 1, nhưng rất phân vân nên nhờ các bạn thẩm định hộ và bây giờ đã có thêm "Cái lý" để quyết tâm rồi. Tuy vậy XH cũng thấy rằng lấy câu " Dải xanh ai thả, ai trao duyên tình" để thay cho câu" "Duyên tình ai mắc mắc bao duyên tình" Và cụm từ "Rối bời LÒNG thơ" thay cho cụm từ "Rối bời DÒNG thơ" . Một lần nữa XH xin cảm ơn các bạn
Trả lờiXóa