61. Thuật hứng 16
Già chơi dầu có của no dùng
Chén rượu câu thơ ấy hứng nồng
Ngỏ tênh hênh 1 nằm cửa trúc
Say lểu thểu đứng đường thông
Làm quan thờ dại 2 tài chăng đủ
Về ở thanh nhàn hẹn đã hồng 3
Rảng rảng 4 người rằng chuông ấy
thạch
Đóng
thời cũng có tiếng cong cong.
1. Tênh
hênh: TVG phiên là “đành hanh”, ĐDA phiên là “đinh hinh”, BVN phiên là “tênh
hênh” . Ngõ tênh hênh là cửa ngõ mở toang
2. Thờ dại:
TVG phiên là “thơ dại”, BVN phiên là đã dại. ĐDA phiên là thờ dại, có nghĩa là
khờ dại.
3. Hồng:
TVG phiên là “nung”, ĐDA phiên là “hòng”, BVN phiên là “hồng”. Hẹn đã hồng là
điều ước hẹn đã nung nấu trong lòng.
4. Rảng rảng:
TVG, BVN phiên là “dăng dẳng”, ĐDA phiên là “lừng lựng”. nghĩa là nói to nói
oang oang.
Thân nhàn dạo khắp tây đông
Đường
tới mười thu khỏi bụi hồng
Diếp
1 huyện hoa 2 còn quyến khách
Rày
biên tuyết 3 đã nên ông
Đành
hay thương hải đòi thời biến
Đã
biết nhân gian mọi sự không
Chẳng
bượp 4 giang hồ nơi vắng vẻ
Cảnh
thanh lọ ước cảnh non Bồng.
1.Diếp:
trước kia
2. Huyện
hoa: Xuất phát thừ điển tích: Phan Nhạc đời Tấn làm huyện lệnh Hà Dương, thuộc
hạ trồng đào mận khắp huyện cho nên người ta nói rằng “Hà Dương” cả huyện hoa.
Có lẽ Nguyễn Trãi muốn nhắc đến thời làm quan có nhiều khách đến.
3. Biên:
mái tóc. Biên bạc: mái tóc bạc
4. Bượp:
thiếu
Phú
quý bao nhiêu người thế gian
Mơ
mơ bằng 1 thuở giấc hòe an 2
Danh
thơm một áng mây nổi
Bạn
cũ ba thu 3 lá tàn
Lòng
tiện soi dầu nhật nguyệt
Thề
xưa hổ có giang san
Ấy
còn cậy cục làm chi nữa
Nẻo
cốt chưa nồng chẩm chửa toan. 4
1.Bằng:
như
2.Giấc hòe
an: tức Đại Hoè An quốc, tên một nước tưởng tượng trong “Nam Kha ký” của Lý
Công Tá đời Đường… Thuần Vu Phần uống rượu say, nàm ngủ, mơ thấy mình đi làm
quan ở quận Nam Kha, nước Hòe An, được nhà vua gả công chúa cho… Đến khi tỉnh dậy,
thì chỉ thấy ở thân cây hòe có một tổ kiến to mà thôi. Do điển này mà giấc Hòe
An (hay giấc Nam Kha) được dùng để nói rằng phú quý ở đời cũng chỉ hư ảo như giấc
mộng mà thôi.
3. Ba thu:
ba tháng mùa thu
4. Nẻo cốt
chưa nồng chẩm chửa toan: Tân biên giải thích nghĩa của câu này là: Nẻo cốt (chỗ
xương gáy sau sọ nơi để gối vào). Cả câu hàm ý: một khi chưa chưa có giấc mộng
công hầu thì chưa toan tính chuyện mượn gối.
64. Thuật hứng 19
Chụm
tự nhiên một thảo am
Dầu
lòng đi bắc lẫn về nam
Giường
thiền định 1 hùm nằm trực
Trái
thì trai 2 vượn nhọc đam 3
Núi
láng giếng chim bầu bạn
Mây
khách khứa nguyệt anh tam 4
Tào
khê 5 nửa ngàn tầm suối
Sạch
chẳng còn một chút phàm.
1.Giường
thiền định: giường người tu hành ngồi yên lặng để ngẫm nghĩ về giáo lý đạo Phật.
Dịch từ chữ Hán “Thiền sàng”
2.Trái thì
trai: hoa quả có mùa
3. Đam: âm
cổ của “đem”
4. Anh
tam: anh em
5. Tào Khê:
tên một nhánh sông ở đông nam huyện Khúc Giang tỉnh Quảng Đông. Theo “Truyền
đăng lục” ở đây có ngôi chùa Bảo Lâm lập từ đời Lương (đầu thế kỷ thứ VI). Sang
đời Đường nhà sư Tuệ Năng đến tu hành tại đây, trở thành vị tổ thứ 6 phái Thiền
tông, cũng còn gọi là tổ Tào Khê.
Hai câu cuối
bài thơ này ý tương tự hai câu cuối bài thơ chữ Hán “Du Nam Hoa tự” : Môn tiền
nhất phải Tào Khê Thủy, Tấy tận nhân gian kiếp kiếp trần” (Trước cửa chùa có
dòng nước Tào Khê, rửa sạch mọi bụi trần của kiếp người).
65. Thuật hứng 20
Non
Phú Xuân 1 cao nước Vị thanh
Mây
quyến nguyệt khách vô tình
Đất
thiên tử dưỡng tôi thiên tử
Đời
thái bình ca khúc thái bình
Cơm
áo khôn đền 2 Nghiêu Thuấn trị
Tóc
tơ chưa báo mẹ cha sinh
Rày
mừng thiên hạ hai của
Tể
tướng hiền tài chúa thánh minh.
1.Phú
Xuân: tên một quả núi ở tỉnh Chiết Giang, tương truyền là nơi Nghiêm Quang đời
Hán đến ở ẩn tại đây.
2.Khôn đền:
khó đền
66. Thuật hứng 21
Khó
khăn thì mặc có màng bao
Càng
khó bao nhiêu chí mới hào
Đại
địa dày Nam Nhạc 1 khỏe
Cửu
tiêu 2 vắng Bắc Thần 3 cao
Lấy
khi đầm ấm pha khi lạnh
Giữ
thuở khô khao có thuở dào 4
Kìa
nẻo Tô Tần 5 ngày trước
Chưa
đeo tướng ấn có ai chào.
1. Nam Nhạc: tức
Hành Sơn hoặc Hoặc Sơn trong Ngũ Nhạc ở Trung Quốc. Nam Nhạc trong bài này chỉ
nước Việt Nam.
2. Cửu
tiêu: chín tầng mây
3. Bắc
Thân: một tên khác của sao Bắc Đẩu
4. Dào: mưa
rào
5. Tô Tần:
một nhà thuyết khách thời Chiến Quốc, đưa ra kế hoạch hợp tung liên kết 6 nước
(Tề, Sở, Yên, Triệu, Hàn, Ngụy) để chống Tần. Lúc còn nghèo hèn, bị mọi người
khinh rẻ, kể cả vợ, đến khi vinh hiển thì đi đâu ai cũng chào.
03/09/015
Đỗ Đình Tuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét