Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

Dịch Bắc hành tạp lục: Bài 56


Bài 56

Biện Giả

辯賈
Biện Giả
不涉湖南道
Bất thiệp Hồ Nam đạo,
安知湘水深
An tri Tương Thuỷ thâm?
不讀懷沙賦
Bất độc Hoài sa phú 1
安識屈原心
An thức Khuất Nguyên tâm?
屈原心湘江水
Khuất Nguyên tâm, Tương giang thuỷ,
千秋萬秋清見底
Thiên thu vạn thu thanh kiến để.
古今安得同心人
Cổ kim an đắc đồng tâm nhân,
賈生一賦徒為耳
Giả sinh nhất phú đồ vi nhĩ.
烈女從來不二夫
Liệt nữ tòng lai bất nhị phu,
何得栖栖相九州
Hà đắc thê thê "tướng cửu châu2".
未必古人知有我
Vị tất cổ nhân tri hữu ngã,
眼中湘水空悠悠
Nhãn trung Tương Thuỷ, không du du!

Dịch nghĩa: Bác lại Giả Nghị


Không đi qua Hồ Nam
Sao biết sông Tương sâu
Không đọc phú Hoài sa
Sao hiểu lòng Khuất Nguyên
Lòng Khuất Nguyên, nước sông Tương
Nghìn thu vạn thu trong suốt thấy đáy
Xưa nay mấy ai có được bạn đồng tâm
Bài phú của thư sinh họ Giả chẳng có nghĩa lý gì
Liệt nữ xưa nay không lấy hai chồng
Cần gì phải tất tả đi khắp chín châu tìm vua khác
Chưa chắc người xưa biết có ta
Trong mắt sông Tương dằng dặc trôi



Dịch thơ: Bác lại Giả Nghị

Không đi qua Hồ Nam
Sao biết sông Tương Sâu
Không đọc phú Hoài sa
Sao hiểu lòng Khuất Nguyên
Nước sông Tương, lòng Khuất Nguyên
Nghìn thu trong vắt tận nhìn đáy sâu
Mấy ai có bạn tâm đầu
Phú ông Giả Nghị dám hầu sánh chăng ?
Liệt nữ không lấy hai chồng
Tôi trung chỉ biết thờ ông vua nhà
Nghìn xưa ai biết có ta
Nhìn dòng Tương nước bao la xuôi dòng.



        
Đỗ Đình Tuân
(dịch thơ)

Chú thích:
*Giả: là Giả Nghị (201-169 trước C.N.) một vị quan đời Hán, vì bị quan thần bài xích nên bị đổi đi làm thái phó ở Trường Sa. Khi đi qua sông Tương làm bài phú Viếng Khuất Nguyên, ngụ ý than thở cảnh ngộ mình.

1.Là một trong chín bài đề Cửu Chương của Khuất Nguyên, tỏ ý Khuất Nguyên không muồn nhìn cảnh quốc gia bị mất nên quyết định tự tử ở sông Tương.

2. Trong bài phú Viếng Khuất Nguyên của Giả Nghị có câu có nghĩa đi tìm vua khác mà thờ, sao phải ôm lấy cố đô làm chi? Nguyễn Du bác bỏ ý này của Giả Nghị.


14/7/2014
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét