Lời Tuân:
Tặng sách cho bầu bạn xem, Đỗ Đình Tuân thường nhận được lời phúc đáp
qua điện thoại.Nội dung thường cám ơn và chia sẻ đại khái như câu thơ
mình đã viết:"Bạn bảo văn mày xem khá thích". Nhưng lời nói gió bay lấy
gì làm minh chứng. Hôm nay mới thấy vợ chống một ông bạn nối khố khen
bằng văn bản. Xin khoe nhé:
Ông bà Tuân, Thu thân mến!
Hôm nay chủ nhật, tớ viết cho vợ chồng cậu vài lời. Hôm trước về đó, vì thời gian ngắn chưa trò chuyện được gì nhiều.
Trước hết, mình và bà vợ chúc hai ông bà đã có được những bài thơ và tài liệu quý. Dù là muộn mằm, thì cây cũng ra hoa kết trái, và con gà cũng đẻ quả trứng, sinh con cho đời. Về mặt nào đó, thì cái hoa, cái quả càng trái mùa thường lại càng có giá trị. Suy đi, nghĩ lại: ra hoa, kết trái cũng là cái chuyện thường tình. Ấy thế, nhưng không phải ai cũng làm được. Vì vậy, ta hãy cố làm con người bình thường với những việc thường tình mà mình có thể làm được. Rất không may, ở trên đời này, nhiều người chỉ mong được bình thường như bao người khác mà không được! Âu cũng là số phận, và phải chăng đó là cái phúc, cái đức mà bao đời trước các cụ đã tu nhân, tích đức để lại cho con cháu.
Mình vẫn có cái thói quen khó bỏ: thích cái gì là làm ngay, làm đến cùng. Nhưng ở cái tuổi này thì lực cũng bất tòng tâm. Tớ phải mất gần 2 tuần mới đọc hết mấy quyển sách của cậu. Tất nhiên, những bài thơ thì phải đọc đến hai ba lần để cố cảm thụ cho được cái gì mà hai vợ chồng cậu đã cố dặn ra. Nói thế thôi, có cố ở cái tuổi này cũng chỉ nhồi nhét được đến 60, 70% cái khả năng vốn có là đã giỏi lắm rồi. Vì đọc mệt, và chán phải chuyển sang làm cái khác để lấy lại cái tinh thần, rồi sau đó lại tiếp tục.
Bà vợ tớ khen thơ của Tuân và Thu lắm: rất dỉ dỏm, rất gần gũi cuộc đời thực, dễ cảm nhận. Chả là nhà tớ có nhiều sách của bạn bè tặng, bà ấy đều đọc hết (cũng là một cách giết thời gian ngoài mấy công việc nội trợ, đón cháu và lướt web suốt ngày): Nào chuyện cười của Nguyễn Đoàn, và hai ba chuyện cười của bạn bè khác. Nào thơ của Đặng Hấn, thơ của Vương Trọng (2 nhà thơ thực thụ nhiều người biết), và gần đây là thơ lục bát tự sự của Trần Trọng Huệ, giáo sư toán học đã về hưu. Ba tay này đều là đồng môn lớp đại học toán với mình. Nếu Vương Trọng là nhà thơ chuyên nghiệp quân đội, thì Đặng Hấn như hắn tự sưng: “PGS. Đặng Hấn: Dạy toán, làm thơ”. Hắn chuyên về thơ thiếu nhi, suýt nữa là trúng giải thưởng lớn như Vương Trọng, nhưng chỉ qua được 2 hội đồng tuyển chọn cấp dưới, đến hội đồng trung ương cuối cùng thì trượt. Mình bảo hắn: Mày đã kiếm hàng tỷ đồng nhờ dạy học, lộc trời cho thế là nhiều rồi, cái danh thơ văn đến thế thôi, để cho người khác hưởng lộc nữa chứ. Lần ra Hà nội dự hội nghị Hội các nhà văn tháng 8/2015 vừa rồi, người hắn ốm yếu như mất hồn. Tớ bảo: May mà mày chưa nhận cái giải thưởng đấy, nếu không đã đi đời nhà ma. Các cụ đã nói rồi mà:”tham thì thâm”. Và còn vài tập thơ khác của bạn bè tặng đọc cho vui. Nói thật, có tập tớ chỉ đọc lướt 1, 2 bài rồi bỏ. Toàn những thằng già, chả là cuối đời rồi, chẳng biết làm gì, thì thôi dốc nốt cái bầu cảm xúc lắng đọng ở cuối cái ruột già bấy lâu nay, gọi là “nhả ngọc phun châu” trước khi về cõi bên kia cho sạch ruột. Dù chẳng được như ông Tuân, bà Thu, thì cũng chứng tỏ cho con cháu thấy rằng: bố mình, ông mình hóa ra cũng biết làm thơ, và cuộc đời xem ra cũng phức tạp, nhiều chuyện ra phết. Và cũng là có chuyện khoe với bạn, với bè.
Ông anh mình năm nay đã 83 tuổi ở quê cũng hay làm thơ và cũng ở trong tổ thơ các cụ. Tớ cầm cho ông ấy 2 tập sách của câu: Cuốn luận về thơ phú và cuốn về tư liệu liên quan đến mảnh đất Chí Linh. Khi vừa về mình quẳng sách cho ông ấy, chiều đi qua nhà ông ấy, ông ấy nói rất khoái hai tập sách của cậu, và sẽ cho các thành viên của tổ thơ đọc để làm thơ hay hơn. Xem ra, như vậy là sách của cậu cũng có ích đấy chứ.
Dông dài quá, bây giờ tớ phải nói với Thu vài lời. Trước hết phải chúc mừng Thu là vẫn còn giữ được cái máu mê thơ văn sau bao nhiêu năm lăn lộn vất vả, tối ngày kiếm sống. Thứ hai là rất giỏi khen ông chồng. Và điều cuối cùng là phải góp ý thôi. Đàng nào khi khen ông chồng thì đã mang tiếng: “chồng hát vợ khen hay” rồi. Vì thế, là người khôn sẽ phải biết khen hết sức, cho dù có như “đít chảo gang” hay đến nỗi “hệt cây hương”, phải khen tối đa đến mức có thể, để: thứ nhất là làm cho ông chồng phổng mũi (cho dù mũi ông này vốn không to, nếu không đã làm quan lớn rồi) sau này dễ sai khiến, thứ hai sẽ được mọi người khen là một bà vợ rất yêu chồng, và cuối cùng con cái, cháu chắt càng thêm yêu kính ông bà. Với ý nghĩa to lớn như vậy, phải kết luận là: cho dù là Song Võ hay Võ Song, nghe kinh đấy, những vẫn còn “rất dại”.
Xin thông báo: Nguyễn Đoàn vừa tặng tớ tuyển tập chuyện cười, có đến trên 70 bài.
Thôi, tạm dừng bút ở đây, chúc hai ông bà khỏe mạnh, vui vẻ, cố gắng đẻ thêm được cái gì đó cho đời.
Hôm về, bọn tớ có bàn với nhau, nếu cậu có định xuất bản cái gì, cánh tớ sẽ tài trợ.
Cậu nhớ gửi cho tớ cái kính nhé. Nhân tiện cháu đến đây, tớ sẽ gửi cho cậu quyển sách “Men rượu đường thi”, gồm 100 bài thơ đường nói về rượu. Xem ra cậu dùng nó là có ích hơn.
Tạm biệt. Bạn thân Nguyễn Văn Vỵ
Hôm nay chủ nhật, tớ viết cho vợ chồng cậu vài lời. Hôm trước về đó, vì thời gian ngắn chưa trò chuyện được gì nhiều.
Trước hết, mình và bà vợ chúc hai ông bà đã có được những bài thơ và tài liệu quý. Dù là muộn mằm, thì cây cũng ra hoa kết trái, và con gà cũng đẻ quả trứng, sinh con cho đời. Về mặt nào đó, thì cái hoa, cái quả càng trái mùa thường lại càng có giá trị. Suy đi, nghĩ lại: ra hoa, kết trái cũng là cái chuyện thường tình. Ấy thế, nhưng không phải ai cũng làm được. Vì vậy, ta hãy cố làm con người bình thường với những việc thường tình mà mình có thể làm được. Rất không may, ở trên đời này, nhiều người chỉ mong được bình thường như bao người khác mà không được! Âu cũng là số phận, và phải chăng đó là cái phúc, cái đức mà bao đời trước các cụ đã tu nhân, tích đức để lại cho con cháu.
Mình vẫn có cái thói quen khó bỏ: thích cái gì là làm ngay, làm đến cùng. Nhưng ở cái tuổi này thì lực cũng bất tòng tâm. Tớ phải mất gần 2 tuần mới đọc hết mấy quyển sách của cậu. Tất nhiên, những bài thơ thì phải đọc đến hai ba lần để cố cảm thụ cho được cái gì mà hai vợ chồng cậu đã cố dặn ra. Nói thế thôi, có cố ở cái tuổi này cũng chỉ nhồi nhét được đến 60, 70% cái khả năng vốn có là đã giỏi lắm rồi. Vì đọc mệt, và chán phải chuyển sang làm cái khác để lấy lại cái tinh thần, rồi sau đó lại tiếp tục.
Bà vợ tớ khen thơ của Tuân và Thu lắm: rất dỉ dỏm, rất gần gũi cuộc đời thực, dễ cảm nhận. Chả là nhà tớ có nhiều sách của bạn bè tặng, bà ấy đều đọc hết (cũng là một cách giết thời gian ngoài mấy công việc nội trợ, đón cháu và lướt web suốt ngày): Nào chuyện cười của Nguyễn Đoàn, và hai ba chuyện cười của bạn bè khác. Nào thơ của Đặng Hấn, thơ của Vương Trọng (2 nhà thơ thực thụ nhiều người biết), và gần đây là thơ lục bát tự sự của Trần Trọng Huệ, giáo sư toán học đã về hưu. Ba tay này đều là đồng môn lớp đại học toán với mình. Nếu Vương Trọng là nhà thơ chuyên nghiệp quân đội, thì Đặng Hấn như hắn tự sưng: “PGS. Đặng Hấn: Dạy toán, làm thơ”. Hắn chuyên về thơ thiếu nhi, suýt nữa là trúng giải thưởng lớn như Vương Trọng, nhưng chỉ qua được 2 hội đồng tuyển chọn cấp dưới, đến hội đồng trung ương cuối cùng thì trượt. Mình bảo hắn: Mày đã kiếm hàng tỷ đồng nhờ dạy học, lộc trời cho thế là nhiều rồi, cái danh thơ văn đến thế thôi, để cho người khác hưởng lộc nữa chứ. Lần ra Hà nội dự hội nghị Hội các nhà văn tháng 8/2015 vừa rồi, người hắn ốm yếu như mất hồn. Tớ bảo: May mà mày chưa nhận cái giải thưởng đấy, nếu không đã đi đời nhà ma. Các cụ đã nói rồi mà:”tham thì thâm”. Và còn vài tập thơ khác của bạn bè tặng đọc cho vui. Nói thật, có tập tớ chỉ đọc lướt 1, 2 bài rồi bỏ. Toàn những thằng già, chả là cuối đời rồi, chẳng biết làm gì, thì thôi dốc nốt cái bầu cảm xúc lắng đọng ở cuối cái ruột già bấy lâu nay, gọi là “nhả ngọc phun châu” trước khi về cõi bên kia cho sạch ruột. Dù chẳng được như ông Tuân, bà Thu, thì cũng chứng tỏ cho con cháu thấy rằng: bố mình, ông mình hóa ra cũng biết làm thơ, và cuộc đời xem ra cũng phức tạp, nhiều chuyện ra phết. Và cũng là có chuyện khoe với bạn, với bè.
Ông anh mình năm nay đã 83 tuổi ở quê cũng hay làm thơ và cũng ở trong tổ thơ các cụ. Tớ cầm cho ông ấy 2 tập sách của câu: Cuốn luận về thơ phú và cuốn về tư liệu liên quan đến mảnh đất Chí Linh. Khi vừa về mình quẳng sách cho ông ấy, chiều đi qua nhà ông ấy, ông ấy nói rất khoái hai tập sách của cậu, và sẽ cho các thành viên của tổ thơ đọc để làm thơ hay hơn. Xem ra, như vậy là sách của cậu cũng có ích đấy chứ.
Dông dài quá, bây giờ tớ phải nói với Thu vài lời. Trước hết phải chúc mừng Thu là vẫn còn giữ được cái máu mê thơ văn sau bao nhiêu năm lăn lộn vất vả, tối ngày kiếm sống. Thứ hai là rất giỏi khen ông chồng. Và điều cuối cùng là phải góp ý thôi. Đàng nào khi khen ông chồng thì đã mang tiếng: “chồng hát vợ khen hay” rồi. Vì thế, là người khôn sẽ phải biết khen hết sức, cho dù có như “đít chảo gang” hay đến nỗi “hệt cây hương”, phải khen tối đa đến mức có thể, để: thứ nhất là làm cho ông chồng phổng mũi (cho dù mũi ông này vốn không to, nếu không đã làm quan lớn rồi) sau này dễ sai khiến, thứ hai sẽ được mọi người khen là một bà vợ rất yêu chồng, và cuối cùng con cái, cháu chắt càng thêm yêu kính ông bà. Với ý nghĩa to lớn như vậy, phải kết luận là: cho dù là Song Võ hay Võ Song, nghe kinh đấy, những vẫn còn “rất dại”.
Xin thông báo: Nguyễn Đoàn vừa tặng tớ tuyển tập chuyện cười, có đến trên 70 bài.
Thôi, tạm dừng bút ở đây, chúc hai ông bà khỏe mạnh, vui vẻ, cố gắng đẻ thêm được cái gì đó cho đời.
Hôm về, bọn tớ có bàn với nhau, nếu cậu có định xuất bản cái gì, cánh tớ sẽ tài trợ.
Cậu nhớ gửi cho tớ cái kính nhé. Nhân tiện cháu đến đây, tớ sẽ gửi cho cậu quyển sách “Men rượu đường thi”, gồm 100 bài thơ đường nói về rượu. Xem ra cậu dùng nó là có ích hơn.
Tạm biệt. Bạn thân Nguyễn Văn Vỵ
11/10/2015
Đỗ Đình Tuân
Cái ông Nguyễn Văn Vĩ này quả là thâm thúy,hình như ông có Nho học thì phải !
Trả lờiXóa