Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Rượu trong thơ Đường (1)

Lý Thương Ẩn
李商隐

Lý Thương Ẩn (813-858), tự Nghĩa Sơn, hiệu Ngọc Khê Sinh, Phàn Nam Sinh, người Hà Nội, Hoài Châu (nay là Thẩm Dương Hà Nam). Tiến sĩ năm Khai Thành 2 (837). Từng làm hiệu thư lang Bí thư sảnh, Huyện ủy Hoằng Nông. Vì bị chèn ép, đành đến những miền xa làm mạc liêu (phụ tá dưới trường các tướng soái hoặc quan viên). Từ năm Đại Trung 1 (847) tới Đại Trung 9 (855) ông lần lượt tới Quế Châu (nay là Quế Lâm Quảng Tây), Từ Châu và Tử Châu (nay là Tam Đài Tứ Xuyên) làm mạc liêu. Năm Đại Trung 12 (858) trở về Trịnh Châu nhàn cư, khoảng cuối năm thì mất.
Lý Thương Ẩn thạo về biền văn và cận thể thi (tức luật thi và tuyệt cú), đặc biệt sở trường về thất ngôn luật thi. Thơ ông cấu tứ tinh xaỏ mới mẻ, tưởng tượng độc đáo, âm luật hài hòa, văn từ tinh mỹ, nhưng có lúc dùng quá nhiều điển cố, gây khó hiểu. Có Lý Nghĩa Sơn thi văn tập, Toàn Đường thi có 3 quyển thơ ông.

風雨
凄凉寳剑篇
羈泊欲窮年
潢葉仍風雨
青樓自管弦
新知遭薄俗
舊好隔良緣
心断新豐酒
消愁斗幾千
Phong vũ
Thê lương bảo kiếm thiên
Ky bạc dục cùng niên
Hoàng diệp nhưng phong vũ
Thanh lâu tự quản huyền
Tân tri tao bạc tục
Cựu hảo cách lương duyên
Tâm đoạn Tân Phong tửu
Tiêu sầu đẩu kỷ thiên.
 
 
Gió mưa
 
Bài thơ bảo kiếm thật buồn
Ta phiêu dạt gần hết tuổi xuân
Lá vàng lại mưa gió mãi
Nơi lầu xanh tự mình đàn sáo
Nơi mới biết lại gặp lúc thói đời đen bạc
Nhưng nơi tốt cũ thì cách trở duyên lành
Buồn nẫu ruột ở quán rượu Tân Phong
Tiêu được nỗi buồn này một chén rượu mấy nghìn tiền đây.

Gió mưa

Bài thơ bảo kiếm 1 buồn thay
Tuổi xuân phiêu dạt ta nay lại càng…
Gió mưa thêm rụng lá vàng
Lầu xanh đàn sáo tự đàn làm vui
Mới quen gặp bạc thói đời
Những giao du cũ  xa xôi duyên lành
Tân Phong 2 nẫu ruột một mình
Tiêu sầu một đấu mấy nghìn tiền đây ?
                         Đỗ Đình Tuân
                            (dịch thơ)

1. Bảo kiếm thiên: bài thơ “Bảo kiếm” là bài thơ của Quách Chấn đời Đường. dùng bảo kiếm để nói lên chí lớn của mình.
2. Mã Chu đời Đường cùng quẫn bất đắc chí, trọ ở lữ quán Tân Phong (phía đông Lâm Động tỉnh Thiểm Tây ngày nay), một mình uống rượu tiêu sầu.
12/10/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét