Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Vài Ý Kiến về cuốn Vần và từ trong thơ


1.

Tôi in sách để “chính ranh”
Cũng là “bó củi” để dành mai sau
Không ai mượn, chẳng ai cầu
Rỗi mồm góp một vài câu với đời
Bỏ tiền in sách BÁN - CHƠI
Kiếm đồng lỗ vốn mua lời khen chê.
19/4/2013
Đỗ Đình Tuân

2

Ông Tuân ở đất-cỏ-ranh
Tiều phu kiếm củi,dụm dành trước sau
Phớt lờ cái chuyện cung cầu
Nhàn đàm góp ý,góp câu cho đời
Chơi mà thật-thật mà chơi
Nghiệp văn kiếm củi nhóm lời khen chê !
19/4/2013
Thanh Dạ

3.

Chúc mừng “Vần và tứ” ra lò
Biển cả văn chương đâu bến bờ
Bác lái con thuyền đi dẫn lối
Tôi theo chân bác đến miền mơ
Thơ hay – Nay có “Vần và tứ”
Có sách nào tôi dám hững hờ
Thêm bạn thêm bè thêm hiểu biết
Cám ơn người dẫn lối đường thơ.

22-5-2013
Nguyễn Trân Trân

4.

Em đã đọc xong "Vần và tứ trong thơ". Cảm nhận bước đầu: một món ăn khó nấu nhưng gặp người đầu bếp giỏi nên khách thấy dễ ăn, ngon miệng, ăn một mạch hết veo!
Quả thật, cách viết của anh rất dễ hiểu. Anh đã trình bày, giảng giải những khái niệm trừu tượng, mang tính lí luận cao bằng một ngôn ngữ bình dân mà chính xác, có những sự so sánh, dẫn dắt lôi cuốn.
Hiện nay, trong sách GK Ngữ văn cấp 2 có đưa vào một số bài như: Làm thơ 4 chứ, 5 chữ, lục bát, thất ngôn bát cú Đường luật...cũng khá cụ thể. Cuốn sách của anh đối với em rất quí ở chỗ, nó sẽ là tư liệu để em bổ sung phần dẫn chứng khi dạy khái niệm về vần, nhịp, luật bằng trắc...Cảm ơn anh thật nhiều.
Trong các bài viết, em khoái nhất bài TẢN MẠN VỀ THƠ TỰ DO, khoái cả phần dẫn chứng lần lời bình. Dí dỏm, hài hước và sâu sắc!
Đọc NẾM THƠ, em chỉ nghĩ đến việc anh không chỉ NẾM, mà đã ĂN, ĂN NHIỀU, ĂN KĨ một món mà mỗi lần ăn lại phát hiện ra một vị hấp dẫn để rồi cả đời không thấy chán. Đố anh?
22/8/2014
Hồ Nhật Thành

5.

Lại nói đến VẦN VÀ TỨ TRONG THƠ của anh Đỗ Đình Tuân, dù tác giả khiêm tốn tự nhận: “Những bài viết trong cuốn sách này chắc cũng chỉ là sự “bơi lóp ngóp” của riêng tôi trong cái “rừng nho biển thánh” mênh mông ấy. Có thể chỉ là những “cũ mèm”, chưa có gì là tân tiến hiện đại cả. Dù sao cũng là một cách hiểu, một lối tiếp cận của một người yêu thơ muốn chia sẻ cùng bầu bạn. Vì thế vẫn là một tham khảo có ích cho những ai muốn hiểu thơ để bình thơ và làm thơ tốt hơn.” nhưng quả thật, đọc VẦN VÀ TỨ TRONG THƠ  của anh thật thú vị. Anh chuyển tải những kiến thức mang tính bác học, hàn lâm, những khái niệm, những thuật ngữ “khó nhai, khó nuốt, khó tiêu” thật dễ hiểu bằng lối viết dí dỏm, nhẹ nhàng. Anh tối giản những khái niệm trừu tượng bằng cách nói giàu hình ảnh. Anh diễn đạt những vấn đề lí luận văn học khô khan bằng những ngôn từ giản dị nhất có thể. Đọc VẦN VÀ TỨ TRONG THƠ, tôi hình dung một Đỗ Đình Tuân với vốn văn chương rất sâu, rất rộng đang đứng trước bạn bè thân hữu nói chuyện làm thơ bằng vẻ mặt cười cười, mắt nheo lại như vừa trêu bạn vừa nói, thế mà mọi người nghe thật chăm chú, vừa nghe vừa gật gật: Hiểu rồi, hiểu rồi!
22/9/2014
Hồ Nhật Thành

6.

"Vần và tứ" viết tốt lắm. Tuy nhiên loại sách này chỉ những người có học mới thẩm thấu được. Các "nhà" hoặc "thi hữu" của CLB họ Bành không xài được đâu cho dù tác giả viết rất dễ đọc..
6/11/2014         
Đặng Văn Sinh

7.

Đọc cuốn VẦN VÀ TỨ TRONG THƠ của Anh với 12 bài, bài nào cũng cuốn hút hấp dẫn. Đặc biệt là các bài VẦN VÀ VAI TRÒ CỦA VẦN TRONG THƠ CA TRUYỀN THỐNG, TỨ VÀ CẤU TỨ TRONG THƠ,  BẢN CHẤT CỦA SỰ SÁNG TẠO...Em thấy tâm đắc và thích thú lắm Anh ạ. Những điều Anh viết trong bài, có những điều trước đây em chưa nghĩ đến, hoặc đã nghĩ đến, đã thực hiện nhưng ko nói , ko gọi tên nó ra được, biết nhưng ko đưa vào thơ được. Các bài viết của anh thật sâu sắc, chặt chẽ và gợi mở khiến người đọc và làm thơ như em vỡ vạc ra được nhiều điều và mình học hỏi, suy ngẫm, soi chiếu và xem bài viết của anh là món bồi bổ tinh thần, là định hướng rất tốt cho em để mình viết tốt hơn, lý giải rõ hơn về những điều trước đây mình đang mơ hồ, chưa sáng tỏ...
14/11/2014                                               
Trương Quang Thứ

8.

Đọc bài TẢN MẠN VỀ THƠ TỰ DO, trong đó Anh đã giới thiệu bài thơ BỐN MƯƠI NĂM MỘT CHẶNG  ĐƯỜNG ĐỂ NHỚ của tác giả Đỗ Văn Nghị.(Đỗ Đình Tuân đã sửa lại tên tác giả bàithơ này theo đính chính của Tri Ân Cuộc Đời). Bài thơ mới xúc động làm sao. Nó đã nói hộ tấm lòng bao người cầm súng ra đi thời đánh Mỹ vinh quang và gian khổ mất mát hy sinh vẫn ko quên lo lắng cho người ở lại hậu phương... Ko dùng ngôn từ gì chải chuốt màu mè, chỉ lòng chân thành yêu thương bộc bạch từ trái tim đến trái tim đã truyền cảm cho người đọc dù ngoài cuộc cũng ứa trào nước mắt...
14/11/2014
Trương Quang Thứ

9.

Ông anh mình năm nay đã 83 tuổi ở quê cũng hay làm thơ và cũng ở trong tổ thơ các cụ. Tớ cầm cho ông ấy 2 tập sách của câu: Cuốn luận về thơ phú(Tức cuốn Vần và Tứ trong thơ-ĐĐT) và cuốn về tư liệu liên quan đến mảnh đất Chí Linh.(Tức cuốn Tác giả vùng đất Chí Linh xưa-ĐĐT)  Khi vừa về mình quẳng sách cho ông ấy, chiều đi qua nhà ông ấy, ông ấy nói rất khoái hai tập sách của cậu, và sẽ cho các thành viên của tổ thơ đọc để làm thơ hay hơn. Xem ra, như vậy là sách của cậu cũng có ích đấy chứ.
11/10/2015
Nguyễn Văn Vỵ
25/10/2015
Đỗ Đình Tuân
(Tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét