Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

RƯỢU TRONG THƠ ĐƯỜNG 2


Lý Bạch
李白

Lý Bạch (701-762), tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê gốc ở Thành Kỷ Lũng Tây (Cam Túc ngày nay), sinh ở Toái Diệp (nay thuộc Kyrgystan). Năm 5 tuổi theo cha di cư đến Thanh Liên Hương, Xương Long, Miễn Châu(nay là huyện Giang Du, Tứ Xuyên). Năm 25 tuổi dời Thục đi chu du thiên hạ 10 năm. Năm Thiên Báo thứ nhất (742) được triệu vào kinh làm hàn lâm. Sau vì miệt thị quyền quý, bị đám thân tín của Đường Huyền Tông dèm pha, phẫn chí từ quan dời kinh đô, tiếp tục chu du thiên hạ, gót chân đặt khắp vùng nam bắc Trướng Giang. Năm Thiên Bảo thứ 3 (744) gặp Đỗ Phủ tại Lạc Dương, kết giao tình bạn sâu sắc. An-Sử giấy loạn, ông tham gia mạc phủ của Vĩnh Vương Lý Lân. Lý Lân bại trận bị giết, ông bị liên lụy, bị giam tại nhà ngục Tầm Dương, sau lưu đầy Dạ Lang, năm sau trên đường Vu Sơn được xá tội trở về miền đông, phiêu bạt tới các vùng Vũ Xương, Lạc Dương, Kim Lăng. Mất tại Đương Đồ.
Lý Bạch là nhà thơ vĩ đại đời Đường, thích rượu, được người đời gọi là “trích tiên”. Thơ ông hào sảng phóng khoáng, tưởng tượng phong phú mới lạ, ngôn nữ tự do bay bổng, âm vận hài hòa đa biến, đưa nghệ thuật thơ Đường tới đỉnh cao, được người đời sau gọi là “thi tiên”. Ông giỏi về tất cả các thể laoị thơ, đặc biệt sở trường về thất ngôn tuyệt cú và thất ngôn ca hành. Có Lý Thái Bạch tập. Trong Toàn Đường thi ông có 25 quyển.
                                   (Theo MEN RƯỢU ĐƯỜNG THI, NXB Văn học, Hà Nội 2012)
行路難
 其一
金樽清酒斗十千
玉般珍羞值萬錢
亭杯投箸不能
四顧心茫然
欲渡河冰塞川
將登太行雪滿山
閑來垂釣碧溪上
忽復乘舟夢日
行路難行路難
多岐路今安在
長風破浪會有時
直掛雲凡濟滄海
Kim tôn thanh tủu đấu thập thiên
Ngọc bàn trân tu trị vạn tiền
Đình bôi đầu trợ bất năng ẩm
Bạt kiếm tú cố tâm mang nhiên
Dục độ Hoàng Hà băng tắc xuyên
Tương đăng Thái hàng tuyết mãn sơn
Nhàn lại thùy điếu bịch khê thượng
Hốt phục thừa chu mộng nhật biên
Hành lộ nan hành lộ nan
Đa kỳ lộ kim an tại
Trướng phong phá lãng hội hữu thì
Trực quải vân phàm tế thương hải.
Đường khó đi 1
    (Bài 1)
Chén vàng rượu trong mỗi đấu 2 mười nghìn tiền
Các món trân quý trên bàn ngọc đáng giá mượi vạn tiền
Thế mà ta phải dừng chén quẳng đũa không uống được
Ta rút gươm nhìn xung quanh lòng rối bời
Ta muốn vượt Hoàng Hà nhưng băng nghẽn sông
Định lên Thái Hàng 3 thì tuyết đầy núi
Lúc rỗi rãi ta ngồi buông câu trên ngòi biếc
Bỗng lại mơ thấy cưỡi thuyền đến bên mặt trời 4
Đường khó đi, đường khó đi
Nhiều ngã rẽ giờ đâu là đường ta cần đi ?
Ta tin rằng sẽ có lúc ta cưỡi gió lớn phá sóng
Giương thẳng buồm mây vượt biển xanh.) 5
Đường khó đi

Chén vàng rượu trắng mười nghìn
Trân tu mâm ngọc vạn tiền sánh ngang
Mà ta dừng chén không ăn
Tuốt gươm ngó khắp ruột gan rối bời
Vượt Hoàng Hà băng trôi nghẽn lối
Lên Thái Hàng đầy núi tuyết rơi
Buông câu bên suối thảnh thơi
Bỗng mơ lên cạnh mặt trời thuyền phi
Đường khó đi, đường khó đi
Ngổn ngang ngã rẽ biết về đâu yên
Gió dài cưỡi sóng có phen
Buồm mây kéo thẳng đưa thuyền ra khơi.
 
                               Đỗ Đình Tuân
                                 (dịch thơ)
  1. Hành lộ nan thuộc “Tạp khúc ca từ” trong nhạc phủ, thường được dùng để thể hiện đường đời gian nan và tình cảm ly biệt đau xót. Bài thơ này viết vào khoảng năm Thiên Bảo 3 (744) khi Lý Bạch rời Trường An. Lý Bạch vốn dĩ tới kinh thành với chí lón kinh bang trị quốc, đã tiếp cận hoàng đế nhưng vì nịnh thần cản đường mà không được trọng dụng phải trở về. Đòn nặng nề đó khién nhà thơ uất ức. Bài thơ này thể hiện khúc chiết tinh tế biến đổi dữ dội trong tâm trạng nhà thơ:uất ức, theo đuổi, thất vọng, hy vọng…đen xen xung đột nhau. Cuối cùng kết thúc với cảm xúc lạc quan hào hùng.
  2. Đơn vị dung tích xưa, bằng 10 lít.
  3. Ngọn núi nằm giữa ba tỉnh: Sơn Tây, Hà Bắc và Hà Nam của Trung Quốc ngày nay.
  4. Theo truyền thuyết, Khương Thái Công Lã Thượng từng ngồi câu trên Bàn Khê, tuổi rất cao mới được Chu Văn Vương trọng dụng; còn Y Doãn trước khi được vua nhà Thương là Thành Thang trọng dụng từng mộng thấy mình ngồi thuyền đi ngang qua mặt trời, mặt trăng. Ở đây nhà thơ dùng hai điển cố này để nói mình còn tràn đầy hy vọng sẽ được trọng dụng để thi thố tài năng hoài bão.
  5. Thời Tống Nam Triều, khi Tông Xác còn nhỏ, thúc phụ hỏi chí hướng của ông là gì, ông trả lời: “Nguyện thừa trường phong phá vạn lý lãng” (nguyện cưỡi gió lớn phá vạn dặm sóng).
      (Theo MEN RƯỢU ĐƯỜNG THI, NXB Văn học, Hà Nội 2012)

13/10/2015
Đỗ Đình Tuân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét