Hoàng hôn từ đất dâng lên,
Cánh chim mải miết về miền sương giăng.
Lưng trời treo lưỡi liềm trăng,
Nấm mây thâm thấp ngỡ rằng đụn rơm.
Chuồn chuồn giỡn lúa chập chờn,
Đầm sen thoang thoảng hương thơm nhẹ nhàng.
Nhạc chiều dế dạo râm ran,
Bầy bươm bướm trắng rộn ràng về thôn.
Nghe như có bước chân dồn,
Vịt đàn lạch bạch dưới cồn đi lên.
Cảnh đồng quê thật dịu êm,
Bầu trời giương chiếc ô nền tím hanh.
Dang tay ôm ngọn gió lành,
Bức tranh chiều tím nay thành hồn quê.
Cánh chim mải miết về miền sương giăng.
Lưng trời treo lưỡi liềm trăng,
Nấm mây thâm thấp ngỡ rằng đụn rơm.
Chuồn chuồn giỡn lúa chập chờn,
Đầm sen thoang thoảng hương thơm nhẹ nhàng.
Nhạc chiều dế dạo râm ran,
Bầy bươm bướm trắng rộn ràng về thôn.
Nghe như có bước chân dồn,
Vịt đàn lạch bạch dưới cồn đi lên.
Cảnh đồng quê thật dịu êm,
Bầu trời giương chiếc ô nền tím hanh.
Dang tay ôm ngọn gió lành,
Bức tranh chiều tím nay thành hồn quê.
Thanh Hà : ? 2013
Cẩm Tú
Hồn quê là một bài thơ lạ. Ít nhất là lạ trong thơ Cẩm Tú và thơ trong xóm Tri Ân. Nội dung chính của bài thơ là vẽ lại một cảnh hoàng hôn. Nhưng không phải là một cảnh hoàng hôn cụ thể nào mà là những mảnh hoàn hôn còn lại trong hồn người được đem ra và lắp ghép lại. Logic của bài thơ vì thế không còn phụ thuộc gì vào tư duy luận lý hay trật tự không gian nữa mà hoàn toàn tùy thuộc vào cảm hứng. Những câu thơ mang cảm xúc khác thường đều trở thành những câu thơ lạ mà hay. Chẳng hạn: "Hoàng hôn từ đất dâng lên". Thông thường ta vẫn nghĩ là "chiều xuống" nghĩa là hoàng hôn phải đồng bộ với mặt trời lặn từ trên trời rơi xuống. Vậy mà ở đây cầm Tú lại có cái cảm giác hoàng hôn như từ đất dâng lên, từ đất đầy dần lên. Thế là rất khác thường đấy chứ.Tương tự câu thơ:"Bầu trời giương chiếc ô nền tím hanh". Chữ "tím hanh" dùng rất mới và chứa một cảm xúc lạ. Chữ "giương" tuy quen thuộc nhưng do dùng đắc địa đã làm cho phép nhân hóa của câu thơ trở nên rất thú vị...Các chi tiết khác của bài thơ đều là những chi tiết có thật trong đời nhưng được chắt lọc ra từ đáy sâu nỗi nhớ nên gợi nhiều cảm xúc. Vẻ đẹp của bài thơ là một vẻ đẹp tự nhiên. Nó giống như cái mịn màng của da thịt chứ không phải là mịn màng của phấn son.
Trả lờiXóaDẫu đã ở chốn thị thành bao năm rồi nhưng cái hồn quê vẫn đằm sâu trong tâm hồn chị Cẩm Tú. Bởi thế mỗi khi viết về quê hương, thơ chị lại thấm thía chất trữ tình, tự nhiên hồn hậu và sâu lắng làm lay động tâm hồn ta. Ở bài thơ này cũng thế. Hoàng hôn sứ quê hiện ra rất chân thật, mà vẫn rất lạ và giàu sức khơi gợi làm sao! ( SONG THU )
Trả lờiXóaƯà;Có thế thật !
Trả lờiXóaĐọc "Hồn Quê"của Cẩm Tú tôi bỗng nhớ tới một câu danh ngôn:"Anh có thể tách con người ra khỏi quê hương,nhưng không thể tách quê hương ra khỏi trái tim con người..."
Trả lờiXóa(J-DOSPASSOW).Và đúng là như vậy,Cẩm Tú đã sống và làm việc ở thủ đô Hà Nội-Một đô thị bậc nhất của đất nước đã nhiều năm,thế mà cái tình đối với quê hương của chị vẫn rất đằm thắm và mới mẻ.Mọi hình ảnh vẫn tươi nguyên như thuở nào của "cô bé" Cẩm Tú trên quê hương Phượng Hoàng,Thanh Hà vậy.Chính tình yêu đời,yêu người,yêu quê hương tha thiết của chị đã làm lên thành công của những bài thơ mà "Hồn Quê"chỉ là một đại diện
MQ chẳng biết bình thơ, chỉ biết là bài thơ của chị thật hay. Cảm ơn chị.
Trả lờiXóaMQ tập "họa nghịch vận", chẳng có "hồn quê" như chị, chị đừng cười nhé:
Nao lòng Cuội có nhớ quê
Hoa rành nhuộm đỏ phu thê ngọt lành
Sân nhà vàng lúa phơi hanh
Ao làng tím cánh lục bình nhẹ êm
Lúa cười liềm hái vung lên
Thả câu quan họ giao duyên nhịp dồn
Chuông chùa ngân vọng cuối thôn
Ve đồng ca để nao lòng dế ran
Chổi tre gom lá khẽ khàng
Vườn thưa đom đóm bay sang chập chờn
Cuội ngồi lặng giữa thơm rơm
Đèn khuya thao thức dỗi hờn nhìn trăng
Mây mù sương sớm còn giăng
Thơ vương theo giọt trong ngần đang rơi…
Cẩm Tú xin Cám ơn các thi hữu ,thi huynh đã giành tình cảm ưu ái với "Hồn quê "
Trả lờiXóa