Thành viên xón TriAn kính viếng thân mẫu ông Nguyenx Văn Nhã

- CẢM ƠN ĐỜI MỖI SÁNG MAI THỨC DẬY. TA CÓ THÊM NGÀY NỮA ĐỂ YÊU THƯƠNG -

Chủ Nhật, 9 tháng 6, 2013

MỜI DỊCH CÂU ĐỐI


DỊCH CÂU ĐỐI


Đến thăm nhà HÁN NGỮ Phạm Văn Dật,thấy có đôi câu đối khung nhôm vàng rất đẹp,treo hai bên bàn thờ.Tôi hỏi nội dung,chủ nhà bảo rằng đây là đôi câu đối do chính tay một chuyên gia Trung Quốc viết tặng khi ông còn đang làm việc ở Quảng Ninh; “Nó rất hợp với gia cảnh của tôi,nên tôi treo để hàng ngày chiêm nghiệm và thực hành”.Sau khi được chủ nhà giải nghĩa,tôi thấy nó phù hợp với nhiều người,nên thử dịch thành thơ để xóm tham khảo.Nếu ai dịch hay hơn thì tôi sẽ dùng của người ấy.Rất mong mọi người quan tâm,nhất là ông đồ Đỗ.Nguyên bản như sau :


 1.Nguyên âm :

                     VẾ 1 : NHẤT CẦN THIÊN HẠ VÔ NAN SỰ

                  VẾ 2 : BÁCH NHẪN GIA TRUNG HỮU THÁI HÒA

2.Dịch tạm :

                     VẾ 1:CẦN CÙ,CHỊU KHÓ – KHÔNG CÒN KHÓ

                     VẾ 2:NHẪN NHỊN,THƯƠNG YÊU ẮT ẤM ÊM


Làng Hóp 07-6-2013 T.D

9 nhận xét:

  1. Xin dịch là:
    -Cần cù thiên hạ không việc khó;
    -Nhường nhịn trong nhà ắt ấm êm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vẫn dùng lại THIÊN HẠ của NGUYÊN BẢN nên chưa thật thích !

      Xóa
  2. Thì thay "trong nhà ắt" bằng "gia đình sẽ" thì có yếu tố từ hán Việt ở vế dưới cho cân đối:
    -CẦN CÙ THIÊN HẠ KHÔNG VIỆC KHÓ
    -NHƯỜNG NHỊN GIA ĐÌNH SẼ ẤM ÊM.
    Phương án thay thiên hạ bằng "gầm giời":
    CHỊU KHÓ GẦM GIỜI KHÔNG VIỆC KHÓ
    NHƯỜNG NHIN TRONG NHÀ SẼ ẤM ÊM

    Trả lờiXóa
  3. Trong hai phương án trên thì phương án trên thì phương án dùng thiên hạ ở vế trên và gia đình ở vế dưới hay hơn vì đảm báo được yếu tố đối thanh, là yếu tố quan trọng nhất trong phép đối. Vả lại các chữ không dịch "thiên hạ", "gia đình" trên thực tế đã việt hóa hoàn toàn rồi, không cần "dở hơi" mà dịch nữa.

    Trả lờiXóa
  4. Mình xem lại hai câu đối chữ Hán trên ảnh thì thấy phiên âm sai mất một chữ. Vế 2 của ông không phải chữ "Gia trung" mà là chữ "đường trung" nhưng dịch sang tiếng ta thì đều là "trong nhà" cả. Nếu thay thế bằng từ tương đương thì đều có thể dùng chữ "gia đình" theo cách dùng của người Việt Nam xưa nay. Tóm lại chỉ có thể dịch như câu dưới đây là ổn nhất:
    -CẦN CÙ THIÊN HẠ KHÔNG VIỆC KHÓ
    -NHƯỜNG NHỊN GIA ĐÌNH SẼ ẤM ÊM

    Trả lờiXóa
  5. DỊCH chứ không phải HỌA.Dịch cần dịch sát với nguyên bản gốc vì thế không phải tránh các từ đã dịch của bản dịch khác.Dịch câu đối khác với dịch thơ.Dịch câu đối mà dịch thoát là làm hại đến nguyên tác.Tôi không biết chữ Hán nên không dám dịch.

    Trả lờiXóa
  6. Bao giờ thì người dịch cũng có cái mong muốn dịch sát nghĩa rồi. Nhưng các ngôn ngữ khác nhau thường luôn luôn có sự lệch pha nhất định, vì thế mà chuyển ngữ thường có sự sai lêch nhất định, rất khó tránh khỏi.Để các bạn có thể tham khảo thêm về câu đối này mình xin làm đủ các khâu nguyên văn chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ, để người đọc hiểu được đầy đủ tinh thần của nó hơn.
    一勤天下無難事;
    Nhất cần thiên hạ vô nan sự;
    (người) cần cù chịu khó thì dưới gầm trời này không có việc gì là khó (đối với họ cả);
    百忍堂中有太和.
    Bách nhẫn đường trung hữu thái hòa.
    (người biết) nhường nhịn thì trong nhà (của họ) sẽ có cuộc sống rất êm ấm.

    Lời dịch của Đỗ Đình Tuân:

    CẦN CÙ THIÊN HẠ KHÔNG VIỆC KHÓ;
    NHƯỜNG NHỊN GIA ĐÌNH CÓ ẤM ÊM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Qủa là THÂM NHO ! Xin cám ơn ÔNG ĐỒ ở PHỐ BEÒ đã cho tôi 2 vế dịch sát nghĩa cũng RẤT GỌN GÀNG :
      CẦN CU THIÊN HẠ KHÔNG VIỆC KHÓ
      NHƯỜNG NHỊN GIA ĐÌNH CÓ ẤM ÊM

      Xóa
    2. TÔI CŨNG CÓ 2 VẾ DỊCH THOÁT,NHƯNG KHÔNG SÁT NHƯ SAU:
      CẦN MẪN NGOÀI ĐỜI KHÔNG GẶP KHÓ
      NHỊN NHƯỜNG TRONG HỌ CÓ THÊM VUI

      Xóa