Nếu chủ đề là "tầm trông" thì bài thơ mang tính chất tự trách.Logic chủ yếu của ý thơ là "cứ nghĩ là biển rộng, nhưng thực ra biển cũng chỉ giới hạn; cứ nghĩ là biển hiền hòa nhưng thực ra cũng rất dữ dội" nhưng lỗi là tại ta cả, tại tầm trông của ta hẹp. Trong cái logic này thì chữ "ngờ" không ổn. Nó làm cho bài thơ thành dở giăng dở đèn, chẳng ra tự trách mà cũng chẳng ra tố cáo.Hãy tham khảo lối cấu tứ tương tự của ca dao: Em tưởng rằng anh bóng cả cây cao Em tựa mình vào đỡ nắng che mưa Nào ngờ cây cả bóng thưa Trời nắng rát mặt, trời mưa ướt đầu. Trách người thì mát mẻ mà trách mình thì rất xót xa. Nếu so với đoạn ca dao này thì "Tầm trông 2" thua cả về tình lẫn ý.
Chữ "ngờ" ở câu 2 cơ. Chữ "ngờ vô biên" ấy . Để chữ "ngờ" này thì được vần nhưng hỏng ý. Vì "ngờ vô biên" tức là tôi đã không tin anh là vô biên rồi.Nghĩa là tôi đâu có nghĩ là anh là vô biên. Tầm trông của tôi vì thế không thấp một chút nào nhé.Cái ý định ban đầu muốn dẫn dắt người đọc đến cái kết luận "Do tầm trông của mình thấp nên mình cứ nghĩ biển là vô biên" bị xóa. Bài thơ không ra tự trách, cũng không ra tố cáo phê phán là vì thế. Xin lỗi vì tôi đã phê chưa được rõ.
Theo em anh Thanh Dạ không nên sửa nhiều như vậy bởi nó sẽ xa mất cái đề tài " Tầm trông" mà anh muốn gửi gắm đi. Từ "ngờ" trong câu hai tuy chưa phải là đắc địa nhưng người đọc vẫn hiểu theo nghĩa ngỡ là, tưởng rằng chứ mấy ai hiểu là nghi ngờ. Vì nó được đặt trong văn cảnh cụ thể chứ nó có đứng độc lập đâu.
Phán thì cứ phán coi như là cái cớ, cái dịp để mà trao đổi với nhau thôi. Sửa hay không, tiếp thu hay không lại là chuyện khác. Vả lại đến khi vào tập hay sử dụng ở nơi khác còn phải chọn lọc, biên tập cân nhắc nhiều.Ở sân chơi này mới coi như xới xáo cầy vỡ thôi. Nhưng nếu giữ được không khí trao đổi thẳng thắn thì sẽ có ích hơn. Còn nếu chỉ nặng về khen cho đẹp lòng nhau thì dễ làm cho thơ văn của nhau đi vào lãng quên.
Nếu chủ đề là "tầm trông" thì bài thơ mang tính chất tự trách.Logic chủ yếu của ý thơ là "cứ nghĩ là biển rộng, nhưng thực ra biển cũng chỉ giới hạn; cứ nghĩ là biển hiền hòa nhưng thực ra cũng rất dữ dội" nhưng lỗi là tại ta cả, tại tầm trông của ta hẹp. Trong cái logic này thì chữ "ngờ" không ổn. Nó làm cho bài thơ thành dở giăng dở đèn, chẳng ra tự trách mà cũng chẳng ra tố cáo.Hãy tham khảo lối cấu tứ tương tự của ca dao:
Trả lờiXóaEm tưởng rằng anh bóng cả cây cao
Em tựa mình vào đỡ nắng che mưa
Nào ngờ cây cả bóng thưa
Trời nắng rát mặt, trời mưa ướt đầu.
Trách người thì mát mẻ mà trách mình thì rất xót xa. Nếu so với đoạn ca dao này thì "Tầm trông 2" thua cả về tình lẫn ý.
Nhận xét rất tinh .Mình sửa như sau:
XóaNgỡ luôn êm ả,dịu hiền
MÀ NGANG NGỬA BỞI sóng điên,gió cuồng !
được chưa nhà phê bình ?
Chữ "ngờ" ở câu 2 cơ. Chữ "ngờ vô biên" ấy . Để chữ "ngờ" này thì được vần nhưng hỏng ý. Vì "ngờ vô biên" tức là tôi đã không tin anh là vô biên rồi.Nghĩa là tôi đâu có nghĩ là anh là vô biên. Tầm trông của tôi vì thế không thấp một chút nào nhé.Cái ý định ban đầu muốn dẫn dắt người đọc đến cái kết luận "Do tầm trông của mình thấp nên mình cứ nghĩ biển là vô biên" bị xóa. Bài thơ không ra tự trách, cũng không ra tố cáo phê phán là vì thế. Xin lỗi vì tôi đã phê chưa được rõ.
Trả lờiXóaĐứng ở cổng phố Hóp
Trả lờiXóaNhìn sang phía cây đa
Thấy con chim chèo bẻo
Ô!Mình nhìn cũng xa!
Lại sửa:
Trả lờiXóaDẫu rộng - biển vẫn có bờ
Vì muốn biển rộng ; Biển quơ đất liền
Bởi mong êm ả,dịu hiền
Nên giờ chịu trận SÓNG ĐIÊN,GIÓ CUỒNG !
Theo em anh Thanh Dạ không nên sửa nhiều như vậy bởi nó sẽ xa mất cái đề tài " Tầm trông" mà anh muốn gửi gắm đi. Từ "ngờ" trong câu hai tuy chưa phải là đắc địa nhưng người đọc vẫn hiểu theo nghĩa ngỡ là, tưởng rằng chứ mấy ai hiểu là nghi ngờ. Vì nó được đặt trong văn cảnh cụ thể chứ nó có đứng độc lập đâu.
Trả lờiXóaPhán thì cứ phán coi như là cái cớ, cái dịp để mà trao đổi với nhau thôi. Sửa hay không, tiếp thu hay không lại là chuyện khác. Vả lại đến khi vào tập hay sử dụng ở nơi khác còn phải chọn lọc, biên tập cân nhắc nhiều.Ở sân chơi này mới coi như xới xáo cầy vỡ thôi. Nhưng nếu giữ được không khí trao đổi thẳng thắn thì sẽ có ích hơn. Còn nếu chỉ nặng về khen cho đẹp lòng nhau thì dễ làm cho thơ văn của nhau đi vào lãng quên.
Trả lờiXóa